Tìm hiểu bệnh zona thần kinh ở môi

Bệnh zona thần kinh thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó, bệnh zona thần kinh ở môi không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều bất tiện cho việc sinh hoạt, nhất là việc ăn uống hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thêm một số thông tin sau về bệnh zona thần kinh ở môi.

Tìm hiểu bệnh zona thần kinh ở môi Tìm hiểu bệnh zona thần kinh ở môi

Zona thần kinh là căn bệnh da liễu do virus Varicella zoster gây ra, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh.

Bệnh zona thần kinh ở môi là bệnh gì?

Zona là bệnh da do sự tái hoạt động của virus gây bệnh thủy đậu (virut Varicella Zoster). Trong thời gian mắc thủy đậu, một số virus xâm nhập các tế bào thần kinh ở tủy sống, thường ở thần kinh cảm giác ngoài da và tồn tại ở trạng thái yên lặng tại các tế bào thần kinh này nhiều năm trước khi tái hoạt động. Sau đó, virus phát triển và di chuyển dọc theo dây thần kinh chi phối cho da gây tổn thương trên da. Thông thường vị trí xuất hiện bệnh zona thần kinh là ở đầu các mút dây thần kinh như: dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh ở lưng, dây thần kinh ở mắt, một số ít trường hợp xuất hiện ở môi.

Tuy bệnh zona thần kinh ở môi ít xuất hiện nhưng khi mắc bệnh nó cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh zona thần kinh ở môi rất có thể lây lan rộng sang mọi người khác hoặc tái phát trở lại khi cơ thể bị viêm lạnh cùng căng thẳng, stress,... Và một phần là do thay đổi khí hậu, vì ra nắng nhiều, bởi vì bị cảm lạnh hay phải cảm cúm, vì bị nóng sốt thường xuyên cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch bị sụt giảm..

Biểu hiện của bệnh zona thần kinh ở môi

Khi mắc bệnh zona thần kinh ở môi thì người bệnh thường gặp các triệu chứng phổ biến sau:

  • Triệu chứng dễ cảm nhận nhất đó chính là cảm thấy bị ngứa ran, nóng, rát, đỏ da ở chỗ môi.
  • Sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti mọc thành từng đám và từng dãi dài mọc xung quanh viền môi, đôi khi chúng còn mọc ở miệng, má, cằm hoặc mũi,.. Những mụn nước này càng ngày càng sưng lên rất lớn hoặc tồn tại dịch ở bên trong, khi bị vỡ, dịch chảy ra ngoài dẫn đến lan sang phạm vị trên da khác hoặc lây sang người khác do tiếp xúc khi hôn môi hay dùng chung khăn mặt,...
  • Sau 4-5 ngày những mụn nước đó sẽ vỡ ra, khô đóng lại thành vảy.
vicare.vn-tim-hieu-benh-zona-than-kinh-o-moi-body-1

Điều trị bệnh zona thần kinh ở môi bằng cách nào?

Bất cứ ai đã từng bị thủy đậu thì đều có nguy cơ bị mắc bệnh zona thần kinh ở môi, có thể là người trẻ, người cao tuổi, có thể là phụ nữ hoặc nam giới, tuy nhiên thường gặp ở người nhiều tuổi hơn và bệnh có xu hướng nặng hơn.

Trong trường hợp thấy xuất hiện những mụn nước ở môi, kèm đau rát, cần đi khám ngay để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và từ đó có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Với bệnh zona thần kinh ở môi tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh riêng. Có thể dùng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc bôi tại chỗ... Đồng thời, người bệnh cần giữ gìn sạch sẽ các mụn nước bằng cách che phủ mụn nước, tránh gãi vị trí có mụn, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhằm nâng cao thể trạng giúp bệnh nhanh khỏi.

Khi phát hiện bị bệnh zona thần kinh ở môi, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm triệu chứng đau, ngứa... khó chịu như: Các loại thuốc bôi, thuốc uống kháng sinh có tác dụng diệt virus, chuyên dùng để chữa bệnh zona thần kinh hoặc có thể áp dụng những bài thuốc dân gian trong việc điều trị căn bệnh này tại nhà như:

  • Dùng các thành phần tự nhiên để đắp như đắp tỏi lên vùng môi bị mọc mụn nước và để 10 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm. Làm như vậy 5 lần trong vòng 12 giờ để giảm các triệu chứng của zona. Nếu bệnh xảy ra trên nhiều khu vực của môi, nên làm như vậy 2 ngày liên tiếp.
  • Mật ong và vaseline có công dụng dưỡng ẩm, bổ sung các chất cần thiết cho quá trình tái tạo da, Vì thế, sau khi các nốt mụn nước đã xẹp, da non bắt đầu mọc thì hãy dùng một chút mật ong hoặc vaseline thao lên vùng da bị tổn thương. Tốt nhất hãy dùng mật ong vì mật ong có tác dụng kháng viêm và làm mềm da hiệu quả.
  • Sử dụng đá lạnh chườm vào vùng da tổn thương khi mụn nước chưa vỡ sẽ làm giảm triệu chứng đau, rát, khó chịu.
  • Hầu hết các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu trà xanh, tinh dầu tỏi.. đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Người bệnh dùng các loại tinh dầu chấm hoặc bôi lên vùng môi bị nhiễm zona sẽ trị được các mụn rộp.
  • Trong sữa và sữa chua cũng có các thành phần kháng thể giúp chống lại các loại virus và làm tăng sức đề kháng của cơ thể cũng như làm giảm khả năng nhiễm bệnh. Khi sử dụng sữa chua lạnh sẽ có tác dụng tốt hơn.
  • Người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến việc giữ ấm cơ thể, luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, tránh ánh nắng, bụi bẩn... không dùng chung khăn mặt, hôn hoặc tiếp xúc với người già, trẻ em có sức đề kháng yếu.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không được tự ý mua thuốc sử dụng mà phải được các bác sĩ thăm khám kê đơn, nếu dùng sai thuốc, quá liều lượng có thể gây hại tới sức khỏe.

vicare.vn-tim-hieu-benh-zona-than-kinh-o-moi-body-2

Địa chỉ khám và điều trị bệnh zona thần kinh ở môi tại Hà Nội

Để điều trị nhanh chóng và dứt điểm bệnh zona thần kinh ở môi, người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh hãy nhanh chóng đi khám tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa.

Với bệnh zona ở môi người bệnh có thể đến khám với chuyên khoa Da liễu khi xuất hiện các tổn thương trên da như: nổi mụn nước, đau rát, ngứa. Một số địa chỉ bệnh viện có chuyên khoa Da liễu uy tín tại Hà Nội:

Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Trung ương

  • Địa chỉ: Số 15A - Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà Nội
  • Điện thoại: 024.32222944 Fax: 024.38522665

Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.38689443 - 024. 38693731/6668

Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội

  • Cơ sở I: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội
  • Cơ sở II: Số 2D Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
  • Cơ sở III: Tại khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai - Quốc Oai - Hà Nội

Trong một số trường hợp khi các triệu chứng của zona ở môi đã hết nhưng người bệnh cảm thấy đau dây thần kinh mặt sau zona, lúc này nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Thần Kinh. Một số địa chỉ bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh uy tín tại Hà Nội:

Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108

  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Điện thoại: 024.62784146

Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3869 3731

Phòng khám chuyên khoa số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng - Hà Nội

Xem thêm:

  • Zona thần kinh là bệnh gì?
  • Các giai đoạn bệnh zona thần kinh
  • Bệnh thuỷ đậu mỗi người bị mấy lần