Tim đập nhanh, tay chân bủn rủn, có phải bị bệnh tim mạch không?

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi chúng ta vận động cường độ cao hoặc có tâm trạng bất ổn, cảm xúc mãnh liệt khiến tim đập nhanh và khó thở. Tuy nhiên, đó là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý thường gặp nhất về bệnh tim mạch.

Tim đập nhanh, tay chân bủn rủn, có phải bị bệnh tim mạch không? Tim đập nhanh, tay chân bủn rủn, có phải bị bệnh tim mạch không?

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi chúng ta vận động cường độ cao hoặc có tâm trạng bất ổn, cảm xúc mãnh liệt khiến tim đập nhanh và khó thở. Tuy nhiên, đó là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý thường gặp nhất về bệnh tim mạch như: rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, huyết áp, viêm màng trong tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, hay bệnh về hô hấp như tràn dịch phổi, nhiễm trùng phổi, viêm đường hô hấp mạn tính...

1. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Nhịp tim bình thường được tính lúc tim đang nghỉ ngơi. Từ 10 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút (1-2 lần đập/giây). Nếu số lần tim đập/giây lớn hơn mức này, nghĩa là tim bạn đang đập nhanh. Có thể có những lý do sau:

  • Về mặt tâm lý, cảm xúc: các trạng thái tâm lý, cảm xúc của con người như vui buồn quá mức, kích động, phấn khích, stress... có thể khiến cho tim đập nhanh hơn kèm triệu chứng khó thở, cổ họng nghẹn, đánh trống ngực.
  • Bệnh tim mạch: Tim đập mạnh là do các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, rung thất; rối loạn thần kinh tim và các bệnh lý khác như tăng huyết áp, viêm màng trong tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng tim đều cũng gây tim đập nhanh, khó thở và nguy hiểm hơn như nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết.
vicare.vn-tim-dap-nhanh-tay-chan-bun-run-co-phai-bi-benh-tim-mach-khong-body-1
  • Bệnh hô hấp: Tim đập mạnh, tay chân bủn rủn còn có thể là do sự tích tụ dịch ở phổi gây khó thở và nhịp tim nhanh. Tình trạng này có thể liên quan đến bệnh tràn dịch màng phổi, có thể gây ra bởi nhiễm trùng phổi hoặc mô phổi bị kích thích. Ngoài ra, các bệnh khác như viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp trên, đông máu, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, dị vật đường thở... cũng là nguyên nhân gây tim đập nhanh, khó thở.
  • Hạ đường huyết: Đây là bệnh nguy hiểm với biểu hiện tim đập nhanh, chân tay bủn rủn, khó thở do hạ đường huyết biểu hiện bệnh tiểu đường. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường, bị rối loạn chuyển hóa insulin, tăng lượng glucose trong máu.

2. Tim đập nhanh: Khi nào nên đi khám?

Thường xuyên có dấu hiệu tim đập nhanh, tay chân bủn rủn, khó thở có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân bệnh để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, nên đi khám tổng quát thường niên, với các xét nghiệm đơn giản sẽ giúp bạn an toàn hơn khi có thể dự đoán được những triệu chứng bệnh có thể gặp phải.

vicare.vn-tim-dap-nhanh-tay-chan-bun-run-co-phai-bi-benh-tim-mach-khong-body-2

3. Những biện pháp phòng ngừa bệnh tim đập nhanh

  • Những người có dấu hiệu bệnh trên cần tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, giảm stress, nghỉ ngơi điều độ và hoạt động thể chất đều đặn, ngủ đủ giấc.
  • Cần chú ý đến việc bổ sung các thực phẩm giàu magnesium trong chế độ ăn hằng ngày như bí ngô, hạnh nhân, hạt điều, rau xanh đậm, củ cải, cải xoăn, các loại hoa quả...
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày (từ 2,5 – 3 lít) vì mất nước cũng có hiệu quả trong việc tim đập nhanh tay chân bủn rủn và cảm giác hồi hộp.

Ngoài ra, những người mắc bệnh cần thường xuyên theo dõi huyết áp bằng cách đi khám định kỳ hoặc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để kiểm soát sức khỏe và có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu tim đập nhanh sau khi ngủ dậy là triệu chứng bệnh gì?
  • Thông tin các bệnh lí về tim mạch và cách phòng chống
  • Tim đập nhanh, hơi thở ngắn, tức ngực trái có phải mắc bệnh về tim mạch?