Tim bẩm sinh và những điều cần biết

Tim bẩm sinh là chứng biến dạng cấu trúc tim từ khi mới sinh, bệnh nhi mắc phải tim bẩm sinh thường gặp các triệu chứng khó thở, người tím tái, khó tăng cân... các phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về chứng bệnh này để có phương án chăm sóc con em mình đúng đắn.

Tim bẩm sinh và những điều cần biết Tim bẩm sinh và những điều cần biết

Tim bẩm sinh tuy là một bệnh có thể kiểm soát được từ khi bệnh nhi còn nhỏ, nhưng nó vẫn tiềm tàng những biến chứng nguy hiểm như suy tim. Do đó, phụ huynh cần theo dõi sức khoẻ của bệnh nhi liên tục để tránh nguy cơ đột tử.

Các loại tim bẩm sinh phổ biến

Hiện nay có nhiều dị tật tim bẩm sinh được phát hiện và ghi nhận, trong đó có những bệnh được Hội tim mạch Việt Nam phân định như sau:

  • Thiểu sản: có thể xảy ra ở cả thất trái và thất phải, trong cả hai trường hợp sự tồn tại của ống động mạch là rất quan trọng, giúp bệnh nhi sống sót đến khi phẫu thuật. Trường hợp này hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm do khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể bị hạn chế.
  • Tổn thương vách ngăn: Vách ngăn được sinh ra là để phân chia tim thành hai phần, vách ngăn bị tổn thương sẽ làm máu có điều kiện lưu thông qua lại giữa hai phần, đây là trường hợp thường gặp nhất ở tim bẩm sinh, còn có tên gọi là thông liên thất.
  • Bệnh tim tím sớm: Đây là hậu quả của việc thiếu oxy trong máu. Một số hội chứng dẫn đến tình trạng này bao gồm: Tứ chứng Fallot, chuyển vị đại động mạch, thân chung động mạch.
vicare.vn-tim-bam-sinh-va-nhung-dieu-can-biet-body-1

Dấu hiệu nhận biết tim bẩm sinh

Trong những năm đầu tiên hoặc thậm chí khi vừa chào đời, nếu quan sát thấy các dấu hiệu sau đây, thì khả năng cao là bị tim bẩm sinh.

  • Trẻ khó thở, hơi thở ngắn, thở dốc, khi thở có dấu hiệu lõm ngực
  • Người tím tái, đầu ngón tay chân có biểu hiện tím tái
  • Dấu hiệu ngón tay ngón chân hình dùi trống bị phình
  • Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm phát triển hơn bạn bè cùng lứa
  • Nghe tiếng thổi tại tim

Một số trẻ không có dấu hiệu phát ra ngoài nên phụ huynh cần đưa bé đến khám tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để tìm ra được bệnh và có phương án điều trị chính xác.

Nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh

Các nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do

  • Dị tật các nhiễm sắc thể như: Bộ ba nhiễm sắc thể 13, 18, 21, nhiễm sắc thể 22, hội chứng Turner...
  • Di truyền nếu trong gia đình có người thân bị tim bẩm sinh đặc biệt là mẹ mắc bệnh tim thì xác suất bệnh nhi bị tim bẩm sinh cũng cao hơn những trường hợp khác.
  • Sản phụ tiếp xúc với các tia X-quang, tia gamma, tia phóng xạ hoặc môi trường độc hại, nhiều hóa chất trong thời gian lâu dài cũng có thể khiến sinh con bị tim bẩm sinh.
  • Sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc chống động kinh, cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhiễm sắc thể của bào thai dẫn đến tim bẩm sinh cho thai nhi.
  • Nếu sản phụ nhiễm vi rút Rubella, tiểu đường thai kỳ, bệnh lupus ban đỏ... thì khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi là khá cao
  • Việc sử dụng quá liều những chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, người mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc béo phì trong thời gian mang thai cũng là một nguyên nhân dẫn đến tim bẩm sinh.

Do đó, trong thời gian mang thai, các sản phụ cần tìm hiểu rõ tình trạng sức khỏe cũng như theo dõi sức khỏe định kỳ, từ tuần 18 - 22 là thời điểm siêu âm tim thai tốt để phát hiện dị tật. Luôn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng như tiêm phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

vicare.vn-tim-bam-sinh-va-nhung-dieu-can-biet-body-2

Phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh

Di tật tim bẩm sinh có thể ngăn ngừa sớm bằng việc tiêm phòng Rubella, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kỳ, bổ sung i ốt, axit folic để đảm bảo mẹ có đủ chất dinh dưỡng nuôi thai nhi.

Ngoài ra người mẹ cũng cần vận động, không nên để thừa cân quá mức, kiêng làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm hoặc sử dụng chất kích thích để chủ động tránh bệnh tim bẩm sinh cho con.

Đối với các bệnh nhi mắc tim bẩm sinh, các bé có thể được chữa trị bằng phẫu thuật tùy vào biểu hiện và mức nguy hiểm của bệnh như thủ thuật dùng ống thông luồn tim, ghép tim hoặc phẫu thuật tim. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có thể không cần điều trị chỉ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuân thủ các yêu cầu từ bác sĩ.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh, những điều cần biết
  • Mổ tim bẩm sinh ở đâu là tốt và không phải chờ lịch mổ?
  • Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không?