Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này, dẫn đến sự chủ quan trong việc điều trị và nhận về hậu quả đáng tiếc. Nếu bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, hãy cùng tìm hiểu tiểu đường thai kỳ là gì để biết cách bảo vệ bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này, dẫn đến sự chủ quan trong việc điều trị và nhận về hậu quả đáng tiếc. Nếu bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, hãy cùng tìm hiểu tiểu đường thai kỳ là gì để biết cách bảo vệ bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ.

1. Bạn đã biết tiểu đường thai kỳ là gì chưa?

Tiểu đường thai kỳ là khái niệm dùng để chỉ bệnh tiểu đường xuất hiện trong thời gian chị em mang thai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trước đó chị em chưa từng được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này. Cụ thể, sau khi trải qua các xét nghiệm cần thiết, nếu cơ thể thai phụ có dấu hiệu của tăng đường huyết thì sẽ được chẩn đoán là đã mắc bệnh.

2. Tại sao thai phụ dễ mắc tiểu đường thai kỳ?

Nhiều chị em vô cùng bất ngờ khi nhận kết quả tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường thai kỳ dù trước đó chưa từng mắc bệnh. Điều này đã được lý giải khá nhiều trong các tài liệu khoa học.

Theo đó, ở cơ thể người bình thường, sau khi ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường và đi vào trong máu. Dưới sự hỗ trợ của hormone insulin từ tuyến tụy, đường sẽ chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể duy trì các hoạt động hàng ngày.

Khi mang thai, nhau thai sẽ tiết ra một loại hormone đặc biệt giảm khả năng tiết insulin (nói cách khác là kháng insulin). Từ đây, lượng đường trong máu sẽ tăng cao so với thông thường.

vicare.vn-tieu-duong-thai-ky-la-gi-body-1

3. Tiểu đường thai kỳ có dấu hiệu thế nào?

Sau khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ là gì, việc điểm qua những dấu hiệu cơ bản của bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Về cơ bản, tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu điển hình nên người mắc thường khó có thể nhận biết được. Thông thường, các bạn chỉ phát hiện bệnh khi thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi bệnh đã tiến triển nặng, chị em có thể nhận thấy các dấu hiệu như: đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi, khô miệng, khát nước dù uống rất nhiều.

4. Một số biến chứng có thể xuất hiện

Với thai phụ, tiểu đường thai kỳ có thể gây sinh non, tăng huyết áp, dư ối, nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong khi đó, thai nhi cũng bị ảnh hưởng như dễ mắc dị tật, thai phát triển quá mức.

5. Một số giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất. Các bạn nên tìm cách điều trị tiểu đường thai kỳ khi phát hiện bệnh. Hiện nay, một số phương pháp có thể làm hạ chỉ số đường huyết gồm có:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng thực phẩm ngọt, thực phẩm đường tự nhiên và đường nhân tạo.
  • Thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Do mang thai nên các bạn có thể lựa chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng.
  • Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiêm insulin nếu cần thiết.
vicare.vn-tieu-duong-thai-ky-la-gi-body-2

Sau khi sinh con, do nhau thai không còn tồn tại trong cơ thể mẹ nên hormone gây ức chế hoạt động của insulin cũng dần biến mất. Lúc này, đường huyết sẽ dần giảm xuống và đưa cơ thể người mắc tiểu đường thai kỳ trở lại bình thường. Tuy nhiên, một báo cáo mới đây đã chỉ ra rằng, có đến 50% số chị em từng bị tiểu đường thai kỳ mắc lại bệnh này sau 20 năm sinh con. Do đó, thay vì phải tìm cách điều trị, các thai phụ hãy áp dụng các giải pháp ngăn ngừa tiểu đường ngay khi mang thai.

Trên đây là những thông tin về tiểu đường thai kỳ là gì cũng như cách phát hiện bệnh, trị bệnh đúng cách. Do bệnh tiềm ẩn khá nhiều biến chứng khác nhau, chị em hãy chú ý để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Biến chứng của tiểu đường thai kỳ mẹ cần biết
  • Mức độ an toàn và không an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ