Tiểu đường thai kỳ hạn chế ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng cơ thể bà bầu không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết trong thời kỳ mang thai. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp với thói quen tập luyện hàng ngày để duy trì ổn định lượng đường trong máu. Hãy cùng tìm hiểu nội dung Tiểu đường thai kỳ hạn chế ăn gì trong bài viết sau đây.

Tiểu đường thai kỳ hạn chế ăn gì? Tiểu đường thai kỳ hạn chế ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng cơ thể bà bầu không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết trong thời kỳ mang thai. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp với thói quen tập luyện hàng ngày để duy trì ổn định lượng đường trong máu. Hãy cùng tìm hiểu nội dung Tiểu đường thai kỳ hạn chế ăn gì trong bài viết sau đây.

Vì sao bà bầu dễ bị tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng chính những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tác dụng của insulin trong cơ thể người mẹ. Đây có thể tạm gọi như là “kháng insulin”.

Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát nữa. Do đó, phải giảm lượng đường hoặc tăng lượng insulin hoặc làm cả hai phương pháp trên.

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:

  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng về tiểu đường thai kỳ. 90% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát căn bệnh này nhờ một chế độ ăn lành mạnh, kết hợp với việc tập thể dục đều đặn thì tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh.

vicare.vn-tieu-duong-thai-ky-han-che-an-gi-body-1

Bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn gì?

Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm qua chế biến như bánh mì trắng hay bất kỳ thực phẩm chứa nhiều đường. Một số loại thực phẩm bạn nên tránh như:

  • Thức ăn nhanh
  • Đồ uống có cồn. Dù sao bạn vẫn phải tránh uống nước có cồn khi mang thai
  • Thực phẩm nướng như bánh xốp nướng, bánh rán hoặc bánh ngọt
  • Đồ chiên dầu
  • Đồ uống có đường, như soda, nước trái cây và đồ uống ngọt
  • Kẹo ngọt
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây trắng và gạo trắng
  • Chị em nên loại bỏ bánh ngọt, các loại thức uống có ga, nước ép trái cây, các loại chè... ra khỏi “tầm ngắm”. Đường trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của bạn.
  • Nếu uống nước trái cây, mẹ bầu không nên thêm đường hoặc nên pha loãng với nước để hạn chế bớt lượng đường...

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ được khuyến khích ăn từng lượng nhỏ một cách thường xuyên và duy trì mức cân nặng khỏe mạnh. Lựa chọn thực phẩm đa dạng và hấp dẫn giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ.

1. Carbohydrates

Carbohydrates là thực phẩm được cơ thể chuyển hóa thành đường glucose, bao gồm trái cây, gạo, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, mì ống, khoai tây, khoai lang, bắp ngô, các loại đậu, trái cây, sữa, sữa chua... Để kiểm soát mức đường trong máu, phải phân bố các thực phẩm chứa carbohydrate đều vào ba bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày.

Các loại thực phẩm chứa carbohydrate ít giá trị dinh dưỡng, hạn chế dùng là đường, nước ngọt, nước ép trái cây, bánh ngọt, bánh quy.

2. Chất béo

Ưu tiên chất béo chưa bão hòa như dầu oliu, bơ, các loại hạt. Hạn chế ăn thịt mỡ, da và các thức ăn chế biến sẵn. Ưu tiên uống sữa giảm béo.

3. Chất đạm

Nên ăn hai phần nhỏ mỗi ngày thực phẩm nhiều đạm như thịt nạc, gà bỏ da, cá, trứng. Các loại thực phẩm này không làm tăng đường máu. Sữa, sữa chua, các loại đậu là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng nhưng cũng chứa nhiều carbohydrate.

tiểu đường thai kỳ hạn chế ăn gì

4. Canxi và chất sắt

Nhu cầu canxi và chất sắt của cơ thể tăng trong thai kỳ. Nên dùng 2-3 bữa thực phẩm giàu canxi mỗi ngày như sữa, sữa chua hoặc phô mai. Chất sắt có nhiều trong thịt đỏ, gà, cá. Nếu bạn ăn chay, có thể cần dùng thêm thuốc bổ sung chất sắt.

5. Các loại thực phẩm khác

Ăn thoải mái thực phẩm giàu dinh dưỡng không gây tăng cân và tăng đường quá mức như dâu tây, chanh dây và tất cả loại rau củ, ngoại trừ khoai tây, khoai lang, bắp ngô, các loại đậu. Nên ăn nhiều rau, ít nhất hai lần mỗi ngày.

6. Nước uống và đường ăn kiêng

Thức uống tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nước lọc đóng chai hoặc nước khoáng. Tránh nước ngọt, nước có ga, nước có chứa cafein. Nước ngọt dành cho người ăn kiêng hoặc các chất tạo ngọt không năng lượng như đường ăn kiêng, đường thuốc thật sự không phải vô hại, vì vậy hạn chế sử dụng.

7. Duy trì vận động

Hoạt động với cường độ trung bình nhằm duy trì mức đường trong máu ổn định. Cường độ hoạt động "trung bình" có nghĩa là mức hoạt động đủ làm tăng nhẹ hơi thở và nhịp tim ghi nhận được. Nếu không có bệnh lý sản khoa hoặc nội khoa nào đặc biệt, bạn có thể tập thể dục một cách an toàn khi mang thai.

Nguyên tắc ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ?

  • Điều trị tiểu đường thai kỳ chủ yếu là đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt: mẹ cần phải cẩn thận điều chỉnh từ từ chế độ ăn của mình để tránh không tăng mạnh hoặc tụt quá mức đường trong máu. Đơn giản nhất là giữ đường huyết trong giới hạn cho phép.
  • Vì vậy, thức ăn nào ngọt quá, làm tăng đường huyết nhanh thì mẹ nên hạn chế lại, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, và tăng cường vận động.
  • Chú ý ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau khi ăn và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn phụ trong ngày.
  • Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý (tăng khoảng 13kg trong kỳ mang thai): Nếu mẹ bị thừa cân trước khi có thai, các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ tư vấn cho mẹ để theo dõi lượng calo của mẹ. Họ cũng sẽ đề nghị mẹ nên tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội mỗi ngày.
  • Ngăn chặn hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.
  • Bảo vệ sức khỏe, giúp mẹ cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn hợp với bạn là quan điểm mới được nhấn mạnh hiện nay.

Xem thêm:

  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
  • Phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ
  • Mức độ an toàn và không an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ