Tiểu đường nên ăn hoa quả gì tốt?

Theo các chuyên gia, nếu ăn các loại hoa quả này kèm “hướng dẫn sử dụng chuẩn”, người bệnh không chỉ kiểm soát được đường huyết mà còn đảm bảo sức khỏe, tiêu hóa tốt. Cùng HoiBenh tìm hiểu các loại quả này nhé!

Tiểu đường nên ăn hoa quả gì tốt? Tiểu đường nên ăn hoa quả gì tốt?

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu với người bị bệnh tiểu đường. Nhiều người bệnh không dám ăn trái cây vì sợ lượng đường trong trái cây sẽ “phá hoại” các nỗ lực chăm sóc sức khỏe của họ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu ăn các loại hoa quả dưới đây kèm “hướng dẫn sử dụng chuẩn”, người bệnh không chỉ kiểm soát được đường huyết mà còn đảm bảo sức khỏe, tiêu hóa tốt. Cùng HoiBenh tìm hiểu các loại quả này nhé!

1. Các loại quả người bệnh tiểu đường nên “kết thân”

Táo

Giàu vitaminC, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa – táo được coi là một trong những loại trái cây “thân thiện” nhất với người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, táo còn chứa protein giúp thải độc cơ thể và hỗ trợ làm giảm nhu cầu insullin của bệnh nhân tiểu đường.

Ổi

Là loại quả có lượng chất xơ cao, hàm lượng cali và vitamin C phong phú. Ngoài quả ổi, lá ổi cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường nếu được sấy/ phơi khô và hãm nước để uống (tương tự pha trà). Có thể sử dụng mỗi ngày 1 cốc trà lá ổi dung tích 300-500ml.

vicare.vn-tieu-duong-nen-an-hoa-qua-gi-tot-body-1

Dâu tây

Bệnh nhân tiểu đường đừng quên để dâu tây trong tủ lạnh để có những bữa ăn ngon. Với lượng carbohydrates thấp và hàm lượng chất xơ/ vitamin cao, dâu tây là loại quả tốt để duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Bơ có hàm lượng chất béo lành mạnh, dễ tiêu hóa, kết hợp hàm lượng kali cao giúp người bệnh duy trì đường huyết, bổ sung dưỡng chất mà không lo lắng việc ảnh hưởng tới sức khỏe. Nên chọn loại bơ chất lượng tốt, cùi dày để có thể ăn thẳng (không cần nghiền/ trộn hoặc pha lẫn các loại chất lỏng khác).

Quả mâm xôi và quả cherry

Có lượng đường thấp và nhiều chất oxy hóa, các loại quả này giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể, thúc đẩy trao đổi chất, làm vững cách thành mạch máu – vốn là vấn đề gây nhiều lo ngại cho bệnh nhân (bệnh tiểu đường có thể gây viêm các thành mạch)

Quả kiwi

Loại hoa quả nhập khẩu này có nhiều vitamin A - C – E – A, nhiều chất xơ – kali và ít carbohydrate, giúp thúc đẩy việc tiêu hóa và làm giảm mỡ máu cho bệnh nhân.

Quả lê

Lê rất giàu vitamin A - vitamin B1, B2 - vitamin C và vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch. Với chỉ số calo thấp và chỉ số đường huyết dưới 38, quả lê còn có có tác dụng cải thiện hàm lượng insulin trong cơ thể - rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Cam

Là “nhà vô địch” về vitamin C – cam có khả năng thanh nhiệt, giải độc, cung cấp lượng vitamin C lớn với lượng calo thấp, rất phù hợp cho các bệnh nhân mắc bệnh chuyển hóa như bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, huyết áp. Lưu ý là không nên ăn cam lúc đói vì có không tốt cho dạ dày. Không nên để nước cam lâu ngoài không khí sẽ dễ bị đắng.

Bưởi

“Người anh em cùng họ khác tên” với cam là một trong những lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu mỗi ngày ăn 3 múi bưởi, người bệnh đã có “trợ thủ” đắc lực để tăng cường oxy hóa – trao đổi chất – bổ sung năng lượng lành mạnh mà không làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết.

>> Những loại thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh xa

vicare.vn-tieu-duong-nen-an-hoa-qua-gi-tot-body-2

2. Những lưu ý khi dùng trái cây cho người bệnh tiểu đường

Dưới đây là lời khuyên của Tiến sĩ Pradeep Gadge, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Ấn Độ - đăng tải trên tạp chí Healthsite. Những lời khuyên hữu ích và cụ thể của Tiến sĩ Pradeep Gadge sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường có thể thỏa mãn niềm yêu thích với các loại trái cây mà không phải quá lo ngại vấn đề sức khỏe:

  • Không ăn trái cây sấy khô/đóng hộp, ưu tiên trái cây tươi vì lượng đường trong trái cây sấy khô/ đóng hộp thường lớn, lượng nước lại thấp, không tốt cho đường huyết và tiêu hóa.
  • Không nên ăn trái cây quá chín vì trái cây khi chín mọng là thời điểm hàm lượng đường đạt đỉnh.
  • Nên ăn đa dạng các loại trái cây để bổ sung nước, các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên,..
  • Không nên ăn quá nhiều trái cây cùng lúc sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên đột ngột
  • Nên ăn trái cây theo thứ tự ưu tiên: Nhóm 1 là các trái cây có lượng đường thấp (táo, cam, dâu tây, chanh, mận) – Nhóm 2 là nhóm cần lưu ý vì có lượng đường cao (mít, xoài, chuối, sầu riêng, vải, nhãn)
  • Không nên uống nước ép trái cây đóng chai – kể cả được quảng cáo là “không có đường” (suger – free). Bởi trong nước ép đóng chai thường có chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
  • Nên ăn trái cây trước hoặc sau khi ăn tối thiểu 2 giờ đồng hồ để đảm bảo lượng đường trong máu không kết hợp với thực phẩm để tăng đột ngột. Thời điểm lý tưởng là ăn trái lúc khoảng 11h trưa và 5 giờ chiều hàng ngày.
  • Chỉ nên ăn tối đa 3 lần/ngày.

Ngoài việc sử dụng top những loại quả tốt nhất và những lời khuyên hữu ích như trên, bệnh nhân tiểu đường luôn phải ghi nhớ và kiểm tra chỉ số đường huyết của mình, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn để đảm bảo sức khỏe. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào – hãy tới ngay các cơ sở y tế hoặc gọi điện cho các bác sĩ/ chuyên gia để được tư vấn kịp thời.

Xem thêm:

  • Ăn đường nhiều có bị tiểu đường không?
  • Nghiên cứu mới: Có ít vi-rút trong ruột tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Cách tính nhu cầu năng lượng hàng ngày cho người tiểu đường theo chỉ dẫn chuyên gia