Tiểu đường có gây mờ mắt hay không?

Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh và nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong. Vậy trong các biến chứng đó Tiểu đường có gây mờ mắt hay không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiểu đường có gây mờ mắt hay không? Tiểu đường có gây mờ mắt hay không?

Tiểu đường (hay còn gọi là bệnh Đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa, gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin của tuyến tụy. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh và nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong. Vậy trong các biến chứng đó Tiểu đường có gây mờ mắt hay không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các biến chứng của tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường, nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt mức đường huyết (HbA1C ≤ 7%) thì bệnh sẽ sớm gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.

Theo các chuyên gia của Hội đái tháo đường quốc tế (IDF), bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các mô ở nhiều cơ quan trong cơ thể, như thận, mắt, thần kinh ngoại biên, mạch máu và hệ tim mạch là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất.

vicare.vn-tieu-duong-co-gay-mo-mat-hay-khong-body-1

Biến chứng cấp tính: là những biến chứng xảy ra đột ngột, nếu không xử trí kịp thời có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

  • Hạ đường huyết: thường hay gặp do sai lầm trong điều trị, hoặc ăn uống không hợp lý. Triệu chứng : run tay, đổ mồ hôi, hồi hộp, đói nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các dấu hiệu thương tổn não như kém tập trung, dễ bị kích thích, nhìn mờ, ngủ lịm và đi dần vào hôn mê.
  • Hôn mê: xảy ra do cơ thể thiếu insulin trầm trọng làm bệnh nhân buồn nôn, nôn, đau bụng, mất nước, lơ mơ. Bệnh cần được đưa đến bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.

Biến chứng mãn tính: là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính từ đó làm suy giảm chức năng các mô trong cơ thể

  • Nhiễm trùng: là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong sau tai biến mạch máu. Người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và khó chữa nên bệnh nhân cần giữ ổn định đường huyết tốt, vệ sinh sạch sẽ.
  • Mắt: có thể gây ra các thương tổn như loạn sắc, teo mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, liệt cơ vận nhãn, tổn thương võng mạc.... làm cho thị lực của người bệnh bị suy giảm và nguy hiểm nhất là gây ra mù lòa.
  • Tim mạch: biến chứng ở hệ tim mạch cực kỳ nguy hiểm, gây ra các bệnh như tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây ra bại liệt hoặc có thể tử vong.
  • Thần kinh: đây là biến chứng sớm nhất và thường xuyên của bệnh tiểu đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở không ổn định.
  • Thận: hàng triệu vi mạch máu ở thận bị tổn thương do đường huyết luôn tăng cao gây nên suy giảm các chức năng lọc bài tiết của thận và có thể dẫn đến suy thận.

Tiểu đường có gây mờ mắt không?

vicare.vn-tieu-duong-co-gay-mo-mat-hay-khong-body-2

Đường huyết cao khiến cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương nên dần dần thị lực ở người bệnh bị suy giảm, bệnh nhân nhìn mờ dần và có thể nguy hiểm hơn là dẫn đến mù lòa.

Các biến chứng ở mắt bao gồm các bệnh như bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và phổ biến nhất là bệnh võng mạc (chiếm hết khoảng 90% người bệnh bị tiểu đường trên 10 năm) . Các biến chứng này diễn ra âm thầm và rất khó nhận biết được, người bệnh chỉ phát hiện ra khi tổn thương thị lực đã trở nặng, bệnh nhân nhìn thấy mờ hoặc không thấy gì mới đi khám và phát hiện được.

Các biến chứng ở mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể thì có thể được điều trị và có tiên lượng phục rất tốt. Tuy nhiên nguy hiểm nhất và dễ gặp nhất là bệnh võng mạc. Vì đây là bệnh rất phức tạp, đáp ứng điều trị kém, thường phát hiện lúc bệnh đã muộn và nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Bệnh diễn ra qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn sớm: tổn thương võng mạc. Ở giai đoạn này người bệnh có thể có biểu hiện mờ mắt hay là không, điều này tùy thuộc vào có phù ở vùng hoàng điểm hay không.
  • Giai đoạn muộn: xuất hiện những mạch máu mới bất thường mọc ra trên bề mặt võng mạc (tân mạch). Chúng rất dễ bị vỡ, gây ra chảy máu trong mắt và làm bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột.

Vì vậy người bị bệnh tiểu đường nên đi thăm khám mắt theo định kỳ dù chưa có dấu hiệu gì.

Biện pháp phòng ngừa mờ mắt cho bệnh nhân tiểu đường

Quan trọng nhất để ngăn ngừa xảy ra các biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường là người bệnh cần phải ổn định được đường huyết. Duy trì mức đường huyết trong giới hạn bình thường:

  • Đường huyết khi đói: 80-130 mg/dl.
  • Đường huyết sau ăn (2 giờ): < 180 mg/dl.
  • HbA1C ≤ 7%.

Ngoài ra người bệnh phải có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý (nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế muối, mỡ, đường...). Tập thể dục đều đặn, uống thuốc và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khám mắt định kỳ.

Tiểu đường có gây mờ mắt. Tuy nhiên người bệnh thường chủ quan và không mấy để ý. Khi phát hiện ra thì thường bệnh đã quá nặng. Do đó bệnh nhân bị tiểu đường ngoài việc kiểm tra đường huyết thường xuyên thì cũng nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và kiểm tra theo định kỳ.

Xem thêm:

  • Bị tiểu đường có ảnh hưởng đến tinh trùng không?
  • Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?
  • Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường: Nguyên nhân và cách điều trị