Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?

Tiểu đường là căn bệnh làm cho cơ thể không sản sinh được lượng insulin thích hợp, dẫn đến dư thừa glucose trong máu. Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào? Nhiều tài liệu cho rằng không bị ảnh hưởng, nhiều tài liệu lại nói có. Vậy đâu là thông tin chính xác cho thắc mắc này?

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào? Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào? Nhiều tài liệu cho rằng không bị ảnh hưởng, nhiều tài liệu lại nói có. Vậy đâu là thông tin chính xác cho thắc mắc này?

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và giấc ngủ?

Tiểu đường là căn bệnh làm cho cơ thể không sản sinh được lượng insulin thích hợp, dẫn đến dư thừa glucose trong máu. Những dạng tiểu đường phổ biến nhất hiện nay là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy sẽ không sản xuất insulin và bạn cần phải nạp thêm insulin vào cơ thể mỗi ngày để khắc phục. Còn khi bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể vẫn tự tạo ra được insulin, tuy nhiên lượng được tạo ra này không đủ để chuyển hóa đường trong máu. Đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ không sử dụng được insulin đúng cách.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng kiểm soát đường huyết mà bạn có thể gặp ít hay nhiều biến chứng của bệnh. Những triệu chứng nhất thời khi đường huyết cao bạn cần lưu ý là: thường xuyên thấy khát hoặc đói bụng cũng như đi tiểu nhiều hơn. Thế nhưng, những triệu chứng này không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bạn, vậy tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn theo cách nào?

Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2012, các nhà nghiên cứu đã tiến hành giám định mối liên hệ giữa tiểu đường và sự quấy nhiễu giấc ngủ.

Giấc ngủ bị quấy nhiễu được định nghĩa gồm: khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều. Nghiên cứu trên đã chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa hai yếu tố này.

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ không nhất thiết xảy ra đối với tất cả những bệnh nhân mắc căn bệnh này. Nó chỉ là một vấn đề trong việc bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng nào và mức độ mà họ có thể kiểm soát chúng.

HoiBenh.vn-tieu-duong-anh-huong-den-giac-ngu-cua-ban-nao-body-2
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và giấc ngủ?

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?

  • Làm thay đổi nồng độ đường trong máu:

Khi bạn bị bệnh tiểu đường, nồng độ đường trong máu của bạn sẽ thay đổi vào ban đêm. Đường huyết ban đêm quá cao hay quá thấp đều khiến người bệnh mệt mỏi. Khi đường huyết cao, thận lọc ra nhiều nước tiểu hơn, đẩy vào bàng quang khiến người bệnh phải thức dậy đi tiểu nhiều lần và khó ngủ lại, đồng thời họ cũng có cảm giác miệng khô, khát nước. Còn nếu đường huyết thấp hay hạ đường huyết cũng gây khó ngủ do tình trạng đói, chóng mặt, run rẩy, hay vã mồ hôi.

  • Dễ bị đau chân tay:

Khi mắc tiểu đường, bệnh khiến cho các dây thần kinh của người bệnh bị đau, nhất là ở chân. Người bệnh sẽ có cảm giác tê rát hoặc khó chịu như bị kiến, côn trùng bò trên chân. Cảm giác này có thể mất đi tạm thời khi di chuyển chân, nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Rối loạn hô hấp:

Người bị tiểu đường, phần lớn là người thừa cân, béo phì nên có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm, làm giảm nồng độ oxy trong máu, tạo cảm giác bồn chồn, tỉnh giấc nhiều lần.

  • Tâm trạng dễ thay đổi:

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị bệnh trầm cảm và tăng cảm giác lo âu... ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

  • Rối loạn giấc ngủ:

Trằn trọc, loay hoay, trở mình liên tục trên giường có lẽ đã quá quen thuộc với những người bệnh tiểu đường. Tuy rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của tiểu đường nhưng vẫn có thể nguyên nhân chính lại do những căn bệnh khác hay tình trạng sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ và các rối loạn khác ảnh hưởng đến giấc ngủ thường sẽ xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường.

  • Chứng mất ngủ:

Biểu hiện đặc trưng nhất chính là bạn khó ngủ hoặc không thể ngủ yên. Bạn sẽ có nguy cơ bị mất ngủ nhiều hơn khi bị stress nặng cũng như lượng đường trong máu quá cao.

HoiBenh.vn-tieu-duong-anh-huong-den-giac-ngu-cua-ban-nao-body-3
Cách cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân tiểu đường?

Vậy thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình trạng tiểu đường?

Các chuyên gia đã liên hệ giữa việc thiếu ngủ với cân bằng hormone thay thế - có thể tác động tới cân nặng và lượng thực phẩm tiêu thụ. Khi bị tiểu đường tức là bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách trong một vòng luân hồi. Thông thường, chúng ta có xu hướng bù đắp việc thiếu ngủ bằng cách ăn thêm nhiều hơn để có năng lượng từ số calo trong thực phẩm. Tuy nhiên, việc này sẽ làm tăng lượng đường huyết khiến bạn lại càng khó để ngủ ngon hơn. Sau đó, bạn sẽ rơi vào tình trạng mất ngủ như một vòng luẩn quẩn.

Và thiếu ngủ cũng đồng thời sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì, từ đó dễ khiến bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn.

Cách cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân tiểu đường?

  • Những lời khuyên sau đây sẽ giúp cải thiện phần nào giấc ngủ cho những bệnh nhân bị tiểu đường:
  • Ăn uống đầy đủ, đúng cách và kiểm soát đường huyết tốt giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
  • Nên hạn chế uống nhiều nước về đêm, trước khi đi ngủ có thể ngâm chân với nước ấm thêm muối, gừng sẽ giúp bàn chân ấm hơn và giảm đau nhức, tê bì.
  • Tránh uống rượu vào khoảng 3 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Loại bỏ những đồ uống có caffeine.
  • Tạo cho mình một không gian để ngủ thoáng mát và không quá sáng.
  • Tập thể dục để vận động cơ thể mỗi ngày.
  • Không nên để nhiều đồ giải trí điện tử trong phòng ngủ.
  • Tránh các hoạt động căng thẳng trước khi đi ngủ để đầu óc không bị kích thích.
  • Nên có bác sĩ gia đình thăm khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên cho người bệnh tại nhà để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường, giúp người bệnh luôn lạc quan, yêu đời, kéo dài tuổi thọ

Xem thêm:

  • 9 loại thực phẩm tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường
  • Những xét nghiệm cần làm đối với bệnh tiểu đường
  • Phòng bệnh tiểu đường với 8 loại bánh mỳ có GI thấp