Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan mất bù
Xơ gan là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân chính gây ra xơ gan là viêm gan B, C và uống rượu bia. Giai đoạn muộn của xơ gan là xơ gan mất bù, thường có những biểu hiện lâm sàng khá rõ ràng. Vậy thì tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan mất bù là gì?
Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan mất bù
Xơ gan là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân chính gây ra xơ gan là viêm gan B, C và uống rượu bia. Giai đoạn muộn của xơ gan là xơ gan mất bù, thường có những biểu hiện lâm sàng khá rõ ràng. Vậy thì tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan mất bù là gì?
Xơ gan mất bù là gì?
Xơ gan là căn bệnh tổn thương gan mãn tính. Xơ gan được chia làm hai giai đoạn là xơ gan còn bù (giai đoạn sớm) và xơ gan mất bù (giai đoạn muộn). Ở giai đoạn xơ gan mất bù, gan bị tổn thương nặng, không còn khả năng bù trừ và thực hiện các chức năng của gan, và các triệu chứng thể hiện khá rõ ràng. Khi ở giai đoạn xơ gan mất bù, người bệnh chỉ còn có thể sống được từ 1 - 3 năm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan mất bù bao gồm:
- Viêm gan, nhất là viêm gan B và viêm gan C.
- Bệnh gan do rượu.
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, xơ gan còn có thể là hậu quả của các bệnh khác như bệnh thừa sắt, viêm đường mật, rối loạn tiêu hóa di truyền (hội chứng Alagille), hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc hại gan.
Triệu chứng của xơ gan mất bù là:
- Sức khỏe giảm sút
- Rối loạn tiêu hóa
- Có thể thấy vàng da
- Phù nề ở chân
- Sốt hoặc rét run
- Khó thở
- Nôn ra máu
- Thường xuyên mất ngủ
- Rối loạn tâm thần
Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan mất bù
Nếu có những triệu chứng trên, bạn cần phải đến các cơ sở y tế ngay để được thăm khám. Quy trình chẩn đoán xơ gan mất bù đòi hỏi nhiều xét nghiệm, và khá phức tạp. Sau đây là thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan mất bù để bạn có thể tham khảo:
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu ngoại vi: người viêm gan thường thiếu máu
- Xét nghiệm albumin huyết tương (giảm < 40%), gamma globulin (tăng), tỷ lệ AIG (nhỏ hơn 1)
- Tỷ lệ prothrombin (giảm)
- Cholesterol este (giảm)
- Amoniac máu, nhất là máu động mạch (tăng)
- Các globulin miễn dịch IgG, IgM (tăng)
- Bilirubin máu: nếu ứ mật thì sẽ bilirubin sẽ tăng cao cả thể liên hợp và tự do
- Phosphatase kiềm trong huyết thanh (tăng)
- Transaminase SGOT và SGPT (tăng, rõ rệt nhất trong đợt tiến triển của xơ gan).
Soi chiếu hình ảnh gan:
Bác sĩ sẽ siêu âm gan để quan sát kích cỡ cũng như bề mặt gan. Thực hiện soi ổ bụng để có thể nhìn rõ gan hơn, hoặc nếu cần làm sinh thiết gan. Nội soi thực quản có thể cho bác sĩ biết các thông tin về tĩnh mạch thực quản, thường giãn ra khi bệnh nhân bị xơ gan.
Xét nghiệm vi thể:
Khi quan sát các mô của gan, bác sĩ có thể chẩn đoán và đánh giá mức độ xơ của gan.
Từ các kết quả xét nghiệm và soi chiếu, bác sĩ sẽ chấm điểm theo thang Child-Pugh. Bệnh nhân có điểm Child-Pugh B hoặc C (từ 8-15 điểm) được xếp vào xơ gan mất bù.
Xem thêm:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan của Bộ Y tế
- Cách điều trị xơ gan mất bù
- Bị mắc xơ gan mất bù sống được bao lâu?