Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan của Bộ Y tế

Xơ gan là bệnh tổn thương gan, có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân như viêm gan, rối loạn chuyển hóa, rượu bia. Đây là bệnh thường gặp ở người Việt Nam và có quá trình chẩn đoán khá phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan của Bộ Y tế dưới đây.

Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan của Bộ Y tế Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan của Bộ Y tế

Xơ gan là bệnh tổn thương gan, có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân như viêm gan, rối loạn chuyển hóa, rượu bia. Đây là bệnh thường gặp ở người Việt Nam và có quá trình chẩn đoán khá phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan của Bộ Y tế dưới đây.

Bệnh xơ gan là gì?

Bệnh xơ gan là bệnh tổn thương gan mãn tính, gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Một số các nguyên nhân gây xơ gan là do viêm gan B, C, do ứ mật kéo dài, do ứ đọng máu tại gan kéo dài, do rối loạn chuyển hóa, ... Bên cạnh đó, một nguyên nhân thường dẫn đến xơ gan là uống rượu bia nhiều.

Xơ gan được chia ra làm hai giai đoạn là:

  • Xơ gan tiềm tàng (xơ gan còn bù): là giai đoạn đầu của xơ gan. Lúc này triệu chứng còn chưa biểu hiện rõ ràng. Ở giai đoạn này, gan còn có thể tự phát triển và sản sinh ra gan mới, bù lại phần bị tổn thương.
  • Xơ gan mất bù: đây là giai đoạn sau của xơ gan, khi các triệu chứng đã rõ, và bệnh nặng. Gan không còn khả năng bù trừ.

Những triệu chứng ban đầu của xơ gan là rối loạn tiêu hóa, phân thường lỏng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Người bệnh còn cảm thấy đau nhẹ ở vùng dưới sườn phải. Ở giai đoạn mất bù, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn:

  • Sức khỏe giảm sút, khả năng làm việc giảm.
  • Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, trướng hơi, ăn uống kém.
  • Có thể có vàng da (trong đợt tiến triển bệnh), có thể có sạm da do lắng đọng sắc tố melanin.
  • Xuất huyết tiêu hóa do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Có thể có xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
  • Có thể có sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan, xơ gan ung thư hóa.
  • Phù nề ở chân, phù mềm ấn lõm.
  • Có cổ trướng từ ít đến nhiều, làm căng bụng.
  • Quan sát được tuần hoàn bàng hệ vùng trên rốn và hai bên mạng sườn (đây là tuần hoàn bàng hệ cửa chủ do cản trở sự trở về của máu). Khi nằm các mạch máu không rõ, khi dậy các mạch máu nổi rõ hơn.
vicare.vn-tieu-chuan-chan-doan-xo-gan-cua-bo-y-te-body-1

Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan của Bộ Y tế

Người bệnh có bất cứ triệu chứng nào phía trên, và tiền sử viêm gan, sử dụng rượu bia, ... thì nên đến các cơ sở y tế khám để xem mình có bị xơ gan không. Bệnh xơ gan thường phải làm nhiều xét nghiệm để có thể chẩn đoán đúng. Sau đây là tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan của Bộ Y tế để các bạn tham khảo.

Xét nghiệm lâm sàng: bao gồm xét nghiệm máu ngoại vi do người viêm gan thường thiếu máu, xét nghiệm albumin huyết tương (giảm < 40%), gamma globulin (tăng), tỷ lệ AIG (nhỏ hơn 1), tỷ lệ prothrombin (giảm), cholesterol este (giảm), amoniac máu-nhất là máu động mạch (tăng), các globulin miễn dịch IgG, IgM (tăng), bilirubin máu (nếu ứ mật thì sẽ tăng cao cả thể liên hợp và tự do), phosphatase kiềm trong huyết thanh (tăng), transaminase SGOT và SGPT (tăng, rõ rệt nhất trong đợt tiến triển của xơ gan).

Soi chiếu hình ảnh gan:

  • Siêu âm gan sẽ thấy gan to và sáng, bờ gan không đều do có nhân xơ trên bề mặt gan. Cũng có thể thấy gan teo nhỏ. Tĩnh mạch gan hẹp lại, nhưng tĩnh mạch cửa giãn rộng.
  • Soi ổ bụng có thể thấy gan mất tính chất nhẵn bóng, bờ gan mấp mô. Trong lúc soi ổ bụng, có thể lấy sinh thiết gan để xét nghiệm.
  • Nội soi thực quản dạ dày có thể thấy giãn tĩnh mạch thực quản.

Dựa vào các số liệu được thu thập từ các xét nghiệm và chụp chiếu ở trên, bác sĩ sẽ chấm điểm tình trạng cổ trướng, triệu chứng tinh thần kinh, số lượng albumin trong huyết tương, số lượng bilirubin trong huyết tương, tình trạng dinh dưỡng toàn thân và đưa ra số điểm dựa theo thang điểm Child-Pugh để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và cách điều trị bệnh xơ gan mật
  • Xuất huyết do xơ gan có nguy hiểm không?
  • Điều trị xơ gan cổ trướng bằng phương pháp hấp thu dịch