Tiêu chảy, táo bón, đau hậu môn: Dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng

Dấu hiệu ung thư trực tràng thường liên quan trực tiếp đến các biểu hiện của đường tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đau hậu môn, nôn mửa,.. Đây là bệnh có tiên lượng tốt nên cơ hội sống sót và kéo dài sự sống là rất khả quan.

Tiêu chảy, táo bón, đau hậu môn: Dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng Tiêu chảy, táo bón, đau hậu môn: Dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng

Dấu hiệu ung thư trực tràng thường liên quan trực tiếp đến các biểu hiện của đường tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đau hậu môn, nôn mửa,.. Đây là bệnh có tiên lượng tốt nên cơ hội sống sót và kéo dài sự sống là rất khả quan.

Dấu hiệu ung thư trực tràng

Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già đến hậu môn, có nhiệm vụ tạm thời lưu trữ phân trước khi phân được đi ra ngoài cơ thể thông qua hậu môn. Ung thư trực tràng là hiện tượng mà ung thư phát triển trong các mô của trực tràng. Dấu hiệu ung thư trực tràng rất đặc trưng với những biểu hiện liên quan trực tiếp đến đường tiêu hóa, cụ thể:

Thói quen đại tiện và màu sắc, hình dạng phân thay đổi bất thường

Những dấu hiệu thư trực tràng đầu tiên chính là sự thay đổi của thói quen đại tiện và sự thay đổi bất thường của phân:

  • Số lần đại tiện thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Hiện tượng táo bón (< 3 lần/tuần) và tiêu chảy thường (> 5 lần/ngày) xuất hiện bất thường.
  • Khi đi đại tiện, phân sẫm màu hơn bình thường, phân có màu đen, trong phân có nhiều chất nhầy trông giống như hắc ín. Bên cạnh đó, khuôn phân cũng thay đổi bất thường, lúc tròn, lúc dẹt, thỉnh thoảng lại có hình giống như lá lúa, xuất hiện nhiều cục phân nhỏ như viên sỏi. Nguyên nhân là do khối u phát triển và chặn đường đi của phân, khiến hình dạng của phân phải biến đổi thì mới có thể đi ra được bên ngoài cơ thể.
vicare.vn-tieu-chay-tao-bon-dau-hau-mon-dau-hieu-canh-bao-ung-thu-truc-trang-body-1

Co thắt dạ dày, đau bụng

Khi khối u phát triển ở ruột kết, chúng có thể gây ra những cơn co thắt ở dạ dày với những mức độ khác nhau tùy theo sự phát triển của các khối u. Trong trường hợp các cơn co thắt đi kèm cảm giác đau thì đi chọc vào thành ruột thì đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng đã ở mức độ nguy hiểm. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở bụng, đau bụng, đầy hơi, đôi khi còn bị chuột rút.

Cân nặng giảm bất thường

Khối u xuất hiện trong ruột già trong ung thư trực tràng thường làm rối loạn nội tiết tố và các chất trong cơ thể. Từ đó, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng thay đổi gây nên hiện tượng giảm cân bất thường mà không rõ nguyên nhân.

Chảy dịch bất thường ở hậu môn

Chảy dịch bất thường ở hậu môn là dấu hiệu ung thư trực tràng đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Hiện tượng này xuất hiện khi khối u phát triển lớn và chèn ép các mạch máu ở xung quanh và gây ứ đọng chất dịch ở khu vực này. Sau đó, những chất dịch này sẽ thoát ra ở khu vực hậu môn, gây nên tình trạng chảy dịch.

Ngoài hiện tượng chảy dịch bất thường ở hậu môn, khối u lớn còn làm cho cơ vòng của hậu môn quá tải và yếu đi, dẫn đến sự co thắt ở mậu hôn bị mất sự kiểm soát kèm theo hiện tượng đau và đi ngoài ra máu nhiều hơn.

Nôn mửa bất thường

Khối u ung thư trực tràng phát triển mạnh, chèn ép các bộ phận trong ổ bụng, làm rối loạn tiêu hóa và gây khó chịu ở khoang bụng dẫn đến hiện tượng nôn mửa.

Cơ thể mệt mỏi và suy nhược

Cơ thể mệt mỏi và suy nhược là dấu hiệu ung thư trực tràng liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược ngay cả khi không làm gì, khi làm việc nhẹ nhàng, dẫn đến nhu cầu nghỉ ngơi tăng lên.

Khi ung thư trực tràng di căn đến phổi còn gây vàng da, vàng mắt, khó thở,...

Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư trực tràng

Nếu như dấu hiệu ung thư trực tràng được phát hiện và liệt kê khá đầy đủ thì nguyên nhân chính xác gây nên bệnh ung thư trực tràng vẫn là một ẩn số chưa được giải đáp. Tuy vậy, Y học cũng đã đưa ra được những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh, cụ thể như sau:

  • Những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Xuất hiện polyp trong trực tràng. Polyp có thể được cắt nhưng vẫn có thể xuất hiện trở lại và gây bệnh một cách âm thầm nếu không đi kiểm tra lại định kỳ.
  • Gia đình có người từng mắc bệnh ung thư trực tràng.
  • Có tiền sử mắc các bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: thiếu chất xơ, ít canxi, nhiều chất béo có hại.
  • Những người bị béo phì.
vicare.vn-tieu-chay-tao-bon-dau-hau-mon-dau-hieu-canh-bao-ung-thu-truc-trang-body-2

Các giai đoạn của ung thư trực tràng và cách điều trị

Ung thư trực tràng được chia thành 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Ung thư mới hình thành và chỉ giới hạn ở biểu mô của trực tràng.
  • Giai đoạn 1: Ung thư lấn sâu hơn vào niêm mạc của trực tràng.
  • Giai đoạn 2: Ung thư lan đến các niêm mạc ở các mô bên ngoài của trực tràng.
  • Giai đoạn 3: Ung thư lan đến các hạch bạch huyết ở xung quanh trực tràng.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể: gan, phổi,..

Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư trực tràng cũng được điều trị bằng 3 phương pháp chính:

  • Phẫu thuật: Cắt bỏ khối u, các hạch bạch huyết có chứa tế bào ung thư, các mô trực tràng. Nếu các số lượng các mô trực tràng bị cắt quá lớn thì người bệnh phải sử dụng hậu môn giả tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Xạ trị: Sử dụng tia bức xạ để nhắm đúng vào tế bào ung thư, khối u để làm giảm kích thước hoặc tiêu diệt hoàn toàn.
  • Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tiêm vào tĩnh mạch.

Theo số liệu của Hiệp hội ung thư Mỹ, ở giai đoạn 0 và 1, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân trên 5 năm có thể lên đến 90%. Sang đến giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là 71%. Ở giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót trên 5 năm chỉ còn 13% mà thôi. Do vậy, việc phát hiện dấu hiệu ung thư trực tràng và điều trị sớm sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng và s giúp tăng cơ hội điều trị cũng như kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Xem thêm:

  • Sàng lọc ung thư đại trực tràng
  • Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng