Tiêu chảy ra nước màu đen - Dấu hiệu nguy hiểm chớ chủ quan

Tiêu chảy ra nước màu đen hiếm khi xảy ra nhưng rất nguy hiểm. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này ít nhất 1 vài lần trong đời nhưng nếu hiện tượng kéo dài thì ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nghiêm trọng.

Tiêu chảy ra nước màu đen - Dấu hiệu nguy hiểm chớ chủ quan Tiêu chảy ra nước màu đen - Dấu hiệu nguy hiểm chớ chủ quan

1. Tiêu chảy ra nước màu đen - dấu hiệu cảnh báo “nguy hiểm”

Nhiều người thường xem nhẹ dấu hiệu tiêu chảy ra nước màu đen, trong khi đó là cảnh báo của những căn bệnh nguy hiểm như:

  • Ung thư gan: Các bác sĩ cho biết, một nửa số bệnh nhân bị ung thư gan đều có dấu hiệu tiêu chảy ra nước màu đen. Một ngày có thể bị từ 2-20 lần/ngày. Dù đây không phải là dấu hiệu đặc trưng nó là dấu hiệu của bệnh ung thư gan.
  • Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng cơ bản của bệnh này là nôn ra máu và phân lỏng có màu đen. Bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
  • Kiết lỵ: Nếu bạn bị tiêu chảy thường xuyên kèm phân có máu thì bạn có thể đã bị kiết lỵ do nhiễm trùng đường ruột.
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày khó phân biệt những biểu hiện sớm và dễ bị nhầm lẫn với viêm ruột, viêm dạ dày. Nếu bị tiêu chảy thường xuyên kèm các hiện tượng: Chán ăn, mệt mỏi, nôn mửa, đau bụng và nóng dạ dày thì hãy cảnh giác. Hãy đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Vì đây là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.
  • Thiếu máu cục bộ ruột: Các tế bào ruột không hoạt động hoặc chết nên thối rữa. Các vi khuẩn lây lan khiến bạn đau bụng, bụng co cứng và tiêu chảy ra nước màu đen. Đau đến nỗi ngất đi và có thể nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong. Nếu tiêu chảy thường xuyên thì cần đi bệnh viện để khám và được bác sĩ xem có phần ruột nào bị thối rữa không cần phẫu thuật ngay.
  • Ung thư đại tràng: Tiêu chảy cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng và thường xuất hiện ở người 40-50 tuổi. Người trẻ cũng mắc nếu gia đình có tiền sử về căn bệnh này.
vicare.vn-tieu-chay-ra-nuoc-mau-den-dau-hieu-canh-bao-nguy-hiem-body-1

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ra nước màu đen

Tiêu chảy ra nước màu đen có thể là 1 triệu chứng của nhiều bệnh, nguyên nhân là do:

  • Bụng hoặc thực quản bị chấn thương.
  • Mạch máu bất thường: Dị dạng mạch máu ở bất cứ vị trí nào ở đường tiêu hóa, có thể có nhiều đám dị dạng hoặc rải rác ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản
  • Chảy máu dạ dày hoặc tá tràng do viêm hoặc loét.
  • Tổn thương dạ dày, tá tràng do thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), corticoide, hoặc bia rượu, stress...
  • Chảy máu đường mật: Giữa đường mật và mạch máu có các bệnh lý liên quan như sỏi túi mật, viêm đường mật, chấn thương gan mật,...
  • Thiếu máu cục bộ đường ruột: Máu nuôi dưỡng đường ruột giảm sút làm ảnh hưởng ruột non, ruột già.
  • Viêm túi thừa: Khi túi thừa bị vi khuẩn xâm nhập sẽ bị viêm, khi vỡ gây chảy máu và đại tiện ra nước có màu đen.
  • Bệnh viêm ruột
  • Xạ trị
  • Ung thư dạ dày

3. Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng để đánh giá mức độ xuất huyết, vị trí xuất huyết để có một số phương tiện cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán và điều trị như:

  • Xét nghiệm CTM, thời gian máy chảy và máu đông, nhóm máu,...
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân để phát hiện mất máu tiềm ẩn trong đường tiêu hóa.
  • Siêu âm, chụp cản quang đại tràng, trực tràng, chụp MRI,...
vicare.vn-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-dieu-tri-nhu-nao-de-dut-diem-body-1

4. Làm gì để phòng ngừa khi có dấu hiệu tiêu chảy ra nước màu đen?

Tiêu chảy ra nước màu đen là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm nên cần phòng ngừa, bằng cách:

  • Giảm nguy cơ táo bón, trĩ, túi thừa và ung thư ruột: Ăn nhiều rau và thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên, ít chất béo bão hòa
  • Không nên sử dụng kéo dài và quá nhiều thuốc kháng viêm
  • Không nên uống rượu vì rượu gây kích ứng niêm mạc thực quản và dạ dày
  • Không hút thuốc vì thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng và đường tiêu hóa.

Xem thêm:

  • Đại tiện phân đen có nguy hiểm hay không?
  • Nguyên nhân và cách điều trị của bệnh đại tiện phân đen
  • Đại tiện ra máu tươi nguy cơ bệnh ung thư đại tràng, trực tràng