Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh - Bố mẹ chớ coi thường

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng không tốt đến sức của của trẻ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chú ý các biện pháp phòng và chữa bệnh cho bé ngay từ đầu. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu và các phương pháp điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh - Bố mẹ chớ coi thường Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh - Bố mẹ chớ coi thường

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng không tốt đến sức của của trẻ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chú ý các biện pháp phòng và chữa bệnh cho bé ngay từ đầu. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu và các phương pháp điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Các khả năng có thể làm cho trẻ bị tiêu chảy khá đa dạng:

Do nhiễm virus

Các loại virus thường gặp như adenovirus, astrovirus và cúm. Đây có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn thường gặp ở trẻ sơ sinh như staphylococcus hoặc E.coli. Triệu chứng kèm theo như trẻ quấy khóc, sốt, đau vùng bụng quanh rốn, máu trong phân.

Do ký sinh trùng

Ký sinh trùng phát triển bên trong đường ruột. Chúng gây ra triệu chứng tiêu chảy, phân thải dạng hờn kèm theo chứng đầy hơi gây khó chịu cho trẻ

2. Biểu hiện bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Do thể trạng yếu nên phần lớn trẻ sơ sinh đều đi ngoài từ 2-4 lần/ngày. Phân của trẻ thường có dạng loãng. Rất khó để các mẹ phát hiện trẻ đang bị tiêu chảy. Vậy làm sao để nhận biết được các dấu hiệu của chứng bệnh để kịp thời chữa trị?

Trước tiên để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, mẹ cần phải quan sát và nắm được tình trạng của bé:

  • Trẻ đi ngoài phân rắn hay lỏng?
  • Một ngày đi bao nhiêu lần?
  • Mỗi lần cách nhau bao lâu?

Thông thường, phân của trẻ tuy loãng nhưng có màu nhạt, không nặng mùi. Nhưng khi bị tiêu chảy trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Phân lỏng và nhiều nước hơn thường lệ
  • Phân nặng mùi và có màu đậm.
  • Tần suất 7-10 lần mỗi ngày.

Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc hay nôn trớ, không chịu bú

Nếu xuất hiện 2 trong số các dấu hiệu trên thì rất có thể trẻ đã bị mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý

Tuy nhiên do sức khỏe trẻ còn yếu, nên một số trẻ vẫn đi ngoài 5-8 lần/ngày. Nếu trẻ vẫn ăn uống và hoạt động bình thường và không xuất hiện thêm các dấu hiệu kể trên thì không gọi là tiêu chảy.

vicare.vn-tieu-chay-o-tre-so-sinh-2-thang-tuoi-bo-me-cho-coi-thuong-body-1

3. Phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Cách chữa tiêu chảy với gừng tươi nướng

Gừng là loại gia vị tự nhiên phổ biến trong gian bếp Việt. Gừng không chỉ có công dụng tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn cho các món ăn mà còn là bài thuốc dân gian vô cùng hữu hiệu. Với các mẹ có con nhỏ, gừng tươi giúp trị chứng tiêu chảy thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Khi trẻ có các biểu hiện đi ngoài phân lỏng, các mẹ cần kịp thời chữa trị để tránh bệnh trở nặng hơn.

Cách tiến hành

  • Rửa sạch gừng tươi, nướng chín trên than hồng.
  • Khi gừng chuyển màu đen và se khô thì gọt bỏ lớp vỏ cháy bên ngoài.
  • Cắt gừng thành từng lát nhỏ, pha với nước cho trẻ uống sau các khi bú sữa.

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng hồng xiêm xanh

Theo Đông y, hồng xuyên có tính nóng, vị ngọt rất dễ ăn. Đây là loại quả được sử dụng làm bữa ăn dặm cho các trẻ sơ sinh vì lành tính và có độ dinh dưỡng cao.

Khi trẻ bị tiêu chảy thường xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, nhưng cơ thể vẫn cảm thấy lạnh, sức đề kháng yếu. Mẹ có thể tận dụng hồng xiêm có trong nhà để điều trị cho trẻ.

Phương pháp sử dụng hồng xiêm để điều trị tiêu chảy rất đơn giản:

  • Gọt sạch vỏ hồng xiêm
  • Loại bỏ phần màng chát bên trong rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Nấu hồng xiêm với 200ml nước rồi cho trẻ uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn dặm.

Nhờ hàm lượng tannin cao hồng xiêm rất tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, chỉ trong 1-2 ngày trẻ sẽ bình phục.

Nếu bạn vừa biết được trẻ đang bị tiêu chảy hãy áp dụng những cách sau để kịp thời ngăn chặn.

vicare.vn-tieu-chay-o-tre-so-sinh-2-thang-tuoi-bo-me-cho-coi-thuong-body-2

4. Các lưu ý khác khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bổ sung dinh dưỡng và nước kịp thời

Do trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài thường xuyên nên cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất.

Nếu sữa mẹ không đủ, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước sôi để nguội. Ngoài ra, trẻ cần được bổ sung thêm chất xơ, chất khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng.

Đảm bảo vệ sinh cho trẻ và mẹ

Trước và sau khi thay tã hoặc cho trẻ bú, mẹ cần phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng. Việc này là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức cho trẻ, mẹ và cả gia đình. Khi trẻ xuất hiện hiện tượng phân lẫn máu cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tiêu chảy không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cỏ trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh để hạn chế tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

Xem thêm:

  • Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ
  • Cha mẹ biết gì về biến chứng hăm tã ở trẻ bị tiêu chảy?
  • Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa