Tiêu chảy ở trẻ em - Biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị

Tiêu chảy là bệnh dễ gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách để xử lý đúng cách khi con bị tiêu chảy. Bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin cần thiết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Tiêu chảy ở trẻ em - Biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị Tiêu chảy ở trẻ em - Biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị

Tiêu chảy là bệnh dễ gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách để xử lý đúng cách khi con bị tiêu chảy. Bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin về tình trạng bệnh tiêu chảy, nguyên nhân gây ra tiêu chảy, các biểu hiện cũng như cách phòng tránh điều trị hiệu quả nhất.

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Dựa vào thời gian kéo dài của bệnh, tiêu chảy được phân thành 3 loại:

  • Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến dưới một tuần
  • Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng từ 1 tuần đến dưới 14 ngày
  • Tiêu chảy mạn tính kéo dài trên 14 ngày.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Triệu chứng tiêu chảy rất dễ nhận biết, đặc biệt với trẻ nhỏ

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày ( >3 lần / ngày)
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước
  • Trẻ đi ngoài phân sệt, có thể lẫn nhầy, máu thể hiện là tiêu chảy nhiễm khuẩn.
  • Trẻ đi nhiều lần trong ngày, đại tiện không kiểm soát được.
  • Dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, khát nước. Do khi tiêu chảy trẻ mất một lượng nước lớn theo phân nên trẻ bị thiếu nước. Điều này giải thích cho việc bác sĩ thường khuyên cho trẻ bú thêm nhiều sữa mẹ, uống oresol, uống nước thêm.
  • Trẻ bị đau bụng: có thể xuất hiện hoặc không. Đau bụng đặc biệt thường xuất hiện trong tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em. Do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, các tác nhân môi trường bên ngoài dễ tấn công. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ như:

  • Do virus: Các loại vi rút gây tiêu chảy thường là:

Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là dễ lây lan và dễ gây các vụ dịch tiêu chảy. Thường gặp lúc giao mùa )

.Adenovirus.

Calicivirus.

  • Do vi khuẩn : một số vi khuẩn thường gây tiêu chảy như
  • Staphylococcus aureus hay còn gọi tụ cầu vàng, thường hay nhiễm qua các loại thịt đã qua xử lý công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa. Qua đường ăn uống, vi khuẩn này sẽ đi vào dạ dày, đường ruột gây tiêu chảy.
  • Salmonella hay còn gọi trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn thường hay có trong trứng gà, trứng vịt và gia cầm.
  • Phẩy khuẩn tả ( tên khoa học Vibrio cholerae ): thường có trong thực phẩm sống, chưa được nấu chín kĩ. Khuẩn này hay gây thành dịch ở cả người lẫn lẫn trẻ em.
  • E. coli : là loại vi khuẩn vẫn thường có trong đường ruột . Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó, đường ruột bị tổn thương thì chúng sinh sôi phát triển nhanh gây bệnh ở đường ruột, đặc biệt là gây tiêu chảy.
  • Do kí sinh trùng: một số kí sinh trùng gây ra tiêu chảy khi gặp điều kiện thuận lợi như Entamoeba histolytica
  • Do dinh dưỡng không hợp lý : chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột của trẻ. Một số trường hợp trẻ ăn quá nhiều mà cơ thể trẻ lại không có men để tiêu hóa được mỡ sẽ gây tiêu chảy mỡ. Một số trẻ sinh ra thiếu hụt enzym để chuyển hóa lactose (đường sữa), khi sử dụng sữa có chứa lactose trẻ sẽ bị tiêu chảy. Chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là tác nhân lớn gây tiêu chảy. Hoặc trong chế độ ăn có nhiều thành phần khó hấp thu như đồ tanh, chất béo ... cũng dễ gây tiêu chảy với trẻ.
  • Vệ sinh kém: trẻ em là lứa tuổi hiếu động, trẻ vui chơi nghịch bẩn rồi lại đưa tay vào miệng. Theo đó nhiều loại vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập theo đường miệng vào ruột gây tiêu chảy cho trẻ. Đặc biệt những vùng có nguồn nước ô nhiễm, trẻ rất dễ bị tiêu chảy
  • Do sử dụng thuốc: một số thuốc sử dụng cho trẻ có thể gây tiêu chảy. Với các trường hợp dùng thuốc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dừng thuốc đang sử dụng nhằm cải thiện tình trạng tiêu chảy.
vicare.vn-tieu-chay-o-tre-em-bieu-hien-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-body-1

Điều trị tiêu chảy

Với tiêu chảy cấp nhẹ: mất nước ít, đi vệ sinh dưới 5 lần/ ngày , tình trạng trẻ tỉnh táo, không có bệnh kèm theo, lúc này quan trọng nhất là bù nước. Bạn chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là dung dịch oresol ( bù nước và điện giải), bú thêm sữa mẹ ( nếu trẻ vẫn còn bú mẹ), ăn uống như bình thường ( nếu trẻ đang ăn cơm).

Sử dụng sữa chua chứa khuẩn sống hoặc probiotic có thể giúp giảm tiêu chảy gây ra do kháng sinh. Probiotics giúp bổ sung các khuẩn đường ruột đã bị giết bởi thuốc kháng sinh hoặc các nguyên nhân khác.

Với tiêu chảy kéo dài: cần tìm nguyên nhân để giải quyết. Bác sỹ sẽ xác định nguyên nhân thông qua việc xét nghiệm phân của trẻ

  • Nếu do virus thì chỉ cần chăm sóc trẻ, giữ vệ sinh sạch sẽ, bù nước điện giải tốt. Sau khi niêm mạc ruột hồi phục thì tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ chấm dứt.
  • Do nguyên nhân vi khuẩn: dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn đường ruột. Lúc này cần dùng kháng sinh để điều trị dứt điểm tình trạng của trẻ.
  • Với những trẻ tiêu chảy mỡ, tiêu chảy do không dung nạp lactose: sử dụng các thực phẩm không chứa mỡ, sử dụng các loại sữa chuyên biệt không chứa lactose để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy .

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau:

  • Co giật, mất ý thức
  • Chóng mặt và choáng váng;
  • Bỏ bú ( với trẻ còn đang bú mẹ)
  • Dấu hiệu mất nước: khô miệng, mắt trũng da nhăn nheo, khát nước nhiều, thèm uống nước nhiều .
  • Nước tiểu màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu;
  • Rất ít hoặc không có nước mắt khi khóc;
  • Bị sốt hơn 40 độ C hoặc trên 38 độ C với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi;
  • Đi phân có máu
  • Đau bụng dữ dội

Xem thêm:

  • Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ
  • Vắc-xin Rota tiêu chảy cấp