Tiêu chảy không đau bụng và cách điều trị
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, nguyên nhân phần lớn là do rối loạn hệ tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Tiêu chảy thường gắn với những cơn đau bụng đi ngoài rất khó chịu, tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy nhưng lại không đau bụng. Vậy việc bị tiêu chảy không đau bụng sẽ có nguy cơ xảy ra bệnh lý nào khác hay không?
Tiêu chảy không đau bụng và cách điều trị
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, phần lớn dẫn đến tiêu chảy là do rối loạn hệ tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Tiêu chảy thường gắn với những cơn đau bụng đi ngoài rất khó chịu, tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy nhưng lại không đau bụng. Tình trạng này chính là biểu hiện của tiêu chảy cấp.
Nguyên nhân gây tiêu chảy không đau bụng
Tiêu chảy không đau bụng chính là tình trạng tiêu chảy cấp, đây là biểu hiện mà người mắc bệnh sẽ nghĩ là của tiêu chảy thông thường. Nguyên nhân thường dẫn tới bệnh này là:
- Do nhiễm virus, nguyên nhân này chiếm 80% do trường hợp viêm ruột ở các nước phát triển. Bệnh này thường gặp do virus gây ra: rotavirus, adenovirus, norwark...
- Do nhiễm vi khuẩn, loại vi khuẩn này thường gặp ở những nước đang phát triển, bệnh này thường mắc phải vào mùa hè. Vi khuẩn gây bệnh gồm: shilgella, E.coli, Vibrio cholera....
- Do nhiễm ký sinh trùng... Hoặc một số nguyên nhân dẫn tới bệnh tiêu chảy không đau bụng là do uống thuốc nhuận tràng, do bị bệnh đái tháo đường, do bị bệnh cường giáp....
Cơ chế gây tiêu chảy không đau bụng
Tiêu chảy cấp được chia thành các cơ chế: xuất tiết, thẩm thấu, nhu động và viêm:
- Xuất tiết: Bị tiêu chảy mà không đau bụng là do cơ thể bài tiết các men tiêu hóa và dịch và các chất giải điện vào trong lòng ruột, và khiến cho đại tràng quá khả năng hấp thụ. Tiêu chảy dạng này thường gặp do các độc tố của vi khuẩn tấn công vào trong hệ thống tế nào niêm mạc ruột gây tăng bài xuất.
- Thẩm thấu: Cơ chế này là do ăn uống các chất mà cơ thể không thể hấp thụ được qua tế bào đường ruột, từ đó gây ra một lượng lớn nồng độ chất trong ruột kéo nước từ tế bào vào trong lòng ruột, khiến cho đại tràng quá khả năng hấp thụ.
- Tăng nhu động: Do động đường ruột vượt quá khả năng hấp thụ nước, dẫn tới việc tăng lượng nước trong phân và gây ra tình trạng tiêu chảy cấp.
- Viêm: Tiêu chảy do cơ chế viêm các tế bào biểu mô ruột, từ đó gây ra tình trạng rò rỉ máu, protein...
Biểu hiện của bệnh
Khi bị tiêu chảy, sẽ đi phân lỏng và có thể thành nước, và số lần đại tiện cũng tăng lên trong ngày, không bị sốt và không bị đau bụng. Triệu chứng này thường đi kèm với mất nước nặng, với những trường hợp đi ngoài ra phân và máu chính là do biểu hiện của viêm đại trang. Với những người này, khi đó sẽ thường kèm theo biểu hiện sốt cao trong vài ngày.
Đôi khi bệnh tiêu chảy sẽ xuất hiện ngay sau bữa ăn do bị nhiễm khuẩn, khoảng thời phát bệnh có thể giữa hoặc sau bữa ăn. Tình trạng mất nước, buồn nôn... cũng là một trong những triệu chứng lâm sàng khi mắc phải bệnh này.
Cách điều trị bệnh như thế nào?
Khi bị bệnh tiêu chảy không đau bụng thì chúng ta cần điều trị những cách sau:
- Bù nước chống mất nước: nếu bị tiêu chảy do mất nước thì chỉ cần bổ sung nước là có thể khỏi bệnh. Trường hợp mất nước mạnh thì bệnh nhân có thể bù dịch bằng cách truyền tĩnh mạch.
- Uống thuốc kháng sinh: Khi bị tiêu chảy mà kèm theo sốt cao thì nên sử dụng thuốc kháng sinh, vì có thể bệnh nhân mắc phải nhiễm khuẩn.
- Uống thuốc cầm tiêu chảy: Việc uống thuốc cầm tiêu chảy để giảm lượng dịch mất và giảm đi số ần đại tiện và lượng phân, rút ngắn quá trình bị bệnh.
Tuy nhiên với những cách điều trị bằng thuốc này, bệnh nhân chỉ nên dùng theo liều lượng quy định của bác sĩ. Chứ không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định, có thể sẽ làm cho tình trạng nặng hơn.