Tiêu chảy cấp: Dễ dàng mắc, tử vong cao

Người bị tiêu chảy cấp thường gặp một số triệu chứng như: mất nước nhiều, sốt cao, vật vã, kích thích, phân có máu. Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để truyền dịch tĩnh mạch, kết hợp điều trị thuốc phù hợp.

Tiêu chảy cấp: Dễ dàng mắc, tử vong cao Tiêu chảy cấp: Dễ dàng mắc, tử vong cao

Người bị tiêu chảy cấp thường gặp một số triệu chứng như: Mất nước nhiều, sốt cao, vật vã, kích thích, phân có máu. Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để truyền dịch tĩnh mạch, kết hợp điều trị thuốc phù hợp.

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp

- Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, trẻ đi phân lỏng tóe nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trên ngày, thường kéo dài 7 ngày

- Nôn là tính trạng bệnh xuất hiện đầu tiên khi trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus Rota hay tiêu chảy do tụ cầu gây nên. Nôn nhiều dẫn đến tình trạng mất nước và các chất điện giải ở trẻ. Sau đó ở trẻ sẽ xuất hiện tình trạng biếng ăn, khát nước, chỉ muốn uống nước.

- Trẻ quấy khóc, mệt mỏi nằm li bì, mắt trũng xuống, thở dốc, môi khô

- Mất nước và các chất điện giải do tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong. Có 3 trạng thái mất nước ở trẻ bị tiêu chảy cấp:

  • Mất nước nhẹ: Cân nặng của trẻ giảm dưới 5% trọng lượng cơ thể. Nhưng chưa khát nước, môi và mắt vẫn bình thường
  • Mất nước vừa: Cân nặng của trẻ giảm từ 5% đến 9% trọng lượng cơ thể. Trẻ khát nước nhiều, vật vã, miệng khô, mắt trũng xuống, da mất tính đàn hồi, thở nhanh.
  • Mất nước nặng: Trẻ khát nước nhiều, người lờ đờ, mệt mỏi. Mạch đập nhanh, hạ huyết áp.
vicare.vn-tieu-chay-cap-de-dang-mac-tu-vong-cao-body-1

Điều trị tiêu chảy cấp

Điều trị tại nhà

Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường phòng mất nước

Dung dịch pha chế tại nhà, dung dịch oresol, nước trong. Số lượng oresol cần uống sau mỗi lần đi ngoài:

  • > 24 tháng: 50 - 100 ml.
  • 2 - 10 tuổi : 100 - 200 ml.
  • > 10 tuổi: Uống tùy thích.

Tiếp tục cho uống cho đến khi hết tiêu chảy.

Dinh dưỡng

Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để đề phòng suy dinh dưỡng. Tiếp tục cho bú sữa mẹ thường xuyên.

Trẻ mắc tiêu chảy cấp: Khi nào nên đi viện?

Đưa trẻ tới cán bộ y tế nếu tình trạng trẻ không khá lên sau 3 ngày hoặc có một trong các triệu chứng sau:

  • Đi tiêu nhiều, phân nhiều nước.
  • Ăn hoặc uống kém.
  • Sốt.
  • Khát nhiều
  • Nôn liên tục.
  • Có máu trong phân

Điều trị tiêu chảy cấp tại bệnh viện

Bệnh nhân mất nước nhiều, sốt cao, vật vã, kích thích, phân có máu đưa bệnh nhân đến bệnh viện để truyền dịch tĩnh mạch, kết hợp điều trị thuốc phù hợp

Các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cấp

Đề phòng trẻ mất nước khi tiêu chảy: Nếu thấy trẻ đi tiêu chảy toé nước 2 - 3 lần trong ngày, cần cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.

vicare.vn-tieu-chay-cap-de-dang-mac-tu-vong-cao-body-2

Chế độ dinh dưỡng

  • Với trẻ nhỏ cần phải cho bé bú ngay từ khi mới sinh, đến 6 tháng tuổi cho trẻ ăn bổ sung, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi
  • Vệ sinh trong vấn đề ăn uống
  • Dụng cụ chế biến và thức ăn phải sạch sẽ, tiệt trùng bằng cách tráng nước sôi trước khi cho trẻ dùng. Các loại quả phải được rửa sạch, bỏ vỏ... Nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ
  • Nhà trường phải có nguồn nước sạch để phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho học sinh, khu vệ sinh sạch sẽ, có hệ thống hố tiêu, thoát nước thải hợp lý, vệ sinh, rác thải để đúng nơi quy định tránh gây ô nhiễm.

Uống rotavirus vaccine

Đây là cách phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota hiệu quả nhất hiện nay. Hãy chú ý uống vacxin Rota phòng Rotavirus cho trẻ theo đúng lịch khuyến cáo của Bộ Y tế.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?
  • Biến chứng của tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus
  • Thuốc Smecta - “Chuyên gia” trị tiêu chảy cấp ở trẻ