Tiểu buốt, đau khi quan hệ, đau ở lưng, hông, đùi trên có phải là bị ung thư tiền liệt tuyến không?
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ở nam giới có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Ban đầu bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất dễ nhầm với một số bệnh nam khoa khác. Vậy dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến là gì? Liệu tiểu buốt, đau khi quan hệ, đau ở lưng, hông, đùi trên có phải là đã mắc bệnh này hay không?
Tiểu buốt, đau khi quan hệ, đau ở lưng, hông, đùi trên có phải là bị ung thư tiền liệt tuyến không?
Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Ai dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến nhất?
Tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang được bao bọc quanh bởi một vỏ bao. Ung thư tuyến tiền liệt phát triển khi các tế bào trong tuyến tiền liệt biến thành ác tính, tạo thành khối u.
Căn bệnh ung thư này vượt ra khỏi vỏ bao của tuyến tiền liệt và xâm nhập vào các mô xung quanh như túi tinh và cổ bàng quang.
Đàn ông độ tuổi trung niên trên 55 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị ung thư tiền liệt tuyến nhất. Theo thống kê ở Mỹ, nguy cơ mắc bệnh ở độ tuổi 75 là 1 trong 7 người đàn ông. Đến độ tuổi 85 mức này sẽ tăng lên 1 trong 5 người.
Ngoài ra người có tiền sử gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến, người có lối sống thiếu lành mạnh cũng dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến.
Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh ung thư tiền liệt tuyến là khối u ác tính từ tế bào tuyến tiền liệt. Bệnh diễn biến âm thầm, lặng lẽ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chức năng sinh lí của nam giới.
Vì ung thư tiền liệt tuyến ban đầu không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ có một số dấu hiệu ở đường niệu đạo tại chỗ như tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều, bệnh nhân dễ coi nhẹ và tự ý mua thuốc về sử dụng không đạt hiệu quả. Vì thế các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Việc nhận biết sớm dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Nếu phát hiện những triệu chứng này thì nam giới hãy đi khám:
Tiểu tiện khó khăn
Đây là hiện tượng bạn buồn tiểu mà không đi được, đang đi tiểu bị dừng lại đột ngột hoặc đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
Tiền liệt tuyến nằm bao quanh niệu đạo, nếu xuất hiện một khối u nào thì dù rất nhỏ cũng sẽ gây trở ngại khi đi tiểu hoặc xuất tinh. Triệu chứng này khá giống với bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Đau buốt mỗi khi đi tiểu
Vì có khối u tuyến tiền liệt chèn ép lên niệu đạo nên khi đi tiểu nam giới sẽ có cảm giác đau. Triệu chứng này cũng có thể gặp ở bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
Xuất hiện máu trong nước tiểu
Dấu hiệu này ít phổ biến hơn so với 2 triệu chứng trên nhưng nếu bạn thấy thì cần đi khám nam khoa ngay.
Máu trong nước tiểu đôi khi chỉ là một vệt màu hồng nhạt. Triệu chứng này dễ nhầm với bệnh viêm đường tiết niệu, phải dùng xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với ung thư tiền liệt tuyến.
Khó duy trì sự cương cứng khi quan hệ tình dục
Khi bị u tuyến tiền liệt, các khối u có thể ngăn chặn lượng máu đến dương vật, vì thế dương vật không cương cứng. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng gây ra triệu chứng này.
Máu trong tinh dịch
Dấu hiệu này ít được nam giới chú ý. Lượng máu trong tinh dịch chỉ đủ làm tinh dịch hơi hồng hoặc có vệt máu hơi đỏ.
Đau ở lưng, hông, đùi trên thường xuyên
Đau lưng, đau vùng xương chậu và hông cũng là triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến. Cơ đau âm ỉ, khiến nam giới giảm ham muốn quan hệ tình dục, không còn hưng phấn gặp khó khăn khi quan hệ.
Chứng tiểu đêm
Tiểu đêm nhiều lần cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư tiền liệt tuyến nhưng ít được nam giới chú ý. Dấu hiệu này khá giống với bệnh thận hư. Vì thế nếu bạn đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần thì hãy đi khám ngay, phát hiện bệnh sớm.
Tiểu rắt
Một vài nam giới thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ. Triệu chứng này không phổ biến, dễ nhầm với thận yếu.
Nhờ vào những triệu chứng ở trên, có thể thấy khi bạn có những dấu hiệu tiểu buốt, đau khi quan hệ, đau lưng hông đùi hãy đi khám ngay vì đó có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tiền liệt.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nam giới độ tuổi trên 40, người có gia đình tiền sử mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì cần khám và tầm soát ung thư tuyến tiền liệt định kỳ 6 tháng/lần.
Để phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, khám cận lâm sàng như khám qua hậu môn, trực tràng, xét nghiệm, sinh thiết tuyến tiền liệt, siêu âm trực tràng và xét nghiệm máu.
Xét nghiệm PSA
Nam giới phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Với đàn ông trên 40 tuổi, phát hiện sớm bệnh thông qua xét nghiệm PSA( PSA>4ng/ml).
PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt hay một loại enzyme được tiết ra bởi tuyến tiền liệt. Nếu ở điều kiện bình thường, chỉ số SPA tồn tại trong máu với nồng độ thấp. Còn khi tuyến tiền liệt gặp bất thường như viêm, ung thư, phì đại thì chỉ số SPA bất ổn và tăng lên.
Sinh thiết tuyến tiền liệt
Khám tiền liệt tuyến các bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường, sẽ tiếp tục thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt và chụp cộng hưởng MRI. Nhằm mục đích phân biệt u lành tính (u xơ) hay u ác tính (ung thư) mức độ và độ ác tính của khối u. Tức là khối u còn khu trú trong tuyến tiền liệt hay đã di căn ra những nơi khác
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng cách nào?
Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác nhau. Việc áp dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Xu hướng trong điều trị hiện nay là cá nhân hóa điều trị để đạt được kết quả cao nhất.
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, hai túi tinh, có thể nạo hạch vùng chậu hai bên. Phương pháp này áp dụng để điều trị triệt để ung thư khi vẫn khu trú trong tuyến tiền liệt.
- Điều trị nội tiết: Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư liên quan đến nội tiết tố nam. Nếu cắt nguồn cấp nội tiết nam giới thì khối u sẽ ngừng phát triển. Có thể là cắt tinh hoàn của bệnh nhân hoặc dùng thuốc có tác dụng ức chế, giảm nồng độ nội tiết tố nam.
- Xạ trị: Là phương pháp chiếu tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể chiếu xạ từ ngoài vào gọi là xạ trị ngoài hoặc cấy hạt phóng xạ vào trong tuyến tiền liệt gọi là xạ trị trong.
- Hóa trị: Hóa trị được áp dụng khi điều trị nội tiết không còn hiệu quả. Hiện nay một vài nghiên cứu cũng cho phép điều trị nội tiết kết hợp với hóa trị sớm để cho kết quả tốt hơn.
Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng cách nào?
- Trong chế độ dinh dưỡng nên ăn nhiều rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn hoặc cải bắp.. để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thực phẩm chiên xào, thực phẩm từ sữa, thức ăn nhanh, thực phẩm có chứa nhiều đường.
- Uống trà xanh thường xuyên, bởi trong trà xanh có chứa catechin, chất chống oxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn, tăng sức đề kháng hệ miễn dịch, giảm tiểu đường, ngừa ung thư.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng khối lượng cơ bắp, trao đổi chất tốt hơn, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất và độc tố độc hại, có thể gây ung thư như thuốc trừ sâu, benzen, thuốc diệt cỏ..
- Bỏ thuốc lá trong thuốc lá có nhiều chất độc hại, nicotin dễ gây ung thư tuyến tiền liệt và một số bệnh khác.
Xem thêm:
- Ung thư tuyến tiền liệt có thể phát hiện sớm trước khi có triệu chứng
- Sinh thiết tiền liệt tuyến có đau không
- Có phải kiêng quan hệ tình dục khi bị ung thư tiền liệt tuyến ?