Tiêm vacxin phòng dại có hại cho sức khoẻ không, có bị sốt không?

Người bị chó mèo cắn thường được khuyến cáo là nên đi tiêm vacxin phòng dại, nhưng có rất nhiều người lo lắng tiêm vacxin phòng dại có hại cho sức khoẻ không, có bị sốt không? Có để lại di chứng gì không? Sau đây là những giải đáp dành cho các thắc mắc liên quan đến vacxin phòng dại mà ai cũng cần biết.

Tiêm vacxin phòng dại có hại cho sức khoẻ không, có bị sốt không? Tiêm vacxin phòng dại có hại cho sức khoẻ không, có bị sốt không?


1. Vacxin dại là gì?

Vacxin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vacxin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vacxin bệnh dại là vacxin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vacxin phòng dại được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vacxin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

2. Những tác dụng phụ khi tiêm phòng vacxin dại

vicare.vn-tiem-vacxin-phong-dai-co-hai-cho-suc-khoe-khong-co-bi-sot-khong-body-1
Sau khi tiêm phòng có thể gặp 1 vài tác dụng phụ của vắc xin

2.1 Tác dụng phụ của vacxin phòng bệnh dại

Cũng giống như các vacxin khác, vacxin phòng bệnh dại có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm như:

Phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm có thể gặp: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa, nhức, có nốt cứng tại chỗ tiêm.

Phản ứng toàn thân: sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, khó chịu, đau khớp, đau cơ, rối loạn dạ dày ruột (buồn nôn, đau bụng).

Cá biệt có thể gặp các phản ứng kiểu sốc phản vệ, mày đay hay ban đỏ.

Trong 2 -3 ngày sau khi tiêm phòng thì trẻ có thể bị cơn ngưng thở tạm thời (ở trẻ sinh non).

Không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập, vui lòng thông báo với bác sĩ nếu bạn ở trong trường hợp đó. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi tiêm.

2.2 Những điều nên biết trước khi sử dụng vacxin phòng bệnh dại?

  • Bạn có khả năng gặp các phản ứng phức hợp miễn dịch từ 2-21 ngày sau khi dùng các liều tăng cường HDCV (vacxin dại được nuôi cấy trong tế bào lưỡng bội ở người). Với các triệu chứng bao gồm đau khớp, viêm khớp, buồn nôn, khó chịu, phù mạch, sốt và nôn mửa.
  • Thận trọng khi sử dụng vacxin dại cho những bệnh nhân bị chứng rối loạn chảy máu, bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.
  • Không được sử dụng vacxin ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh dại.
  • Việc phòng ngừa phơi nhiễm có thể được bắt đầu bất kể thời gian tính từ khi phơi nhiễm với dịch bệnh, cho đến khi các dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại không còn xuất hiện.
  • Thời kỳ mang thai, đang cho con bú cần lưu ý: Chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Do đó trước khi sử dụng, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc “C” đối với thai kỳ (có thể có nguy cơ), theo khuyến cáo từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

3. Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi tiêm vacxin phòng dại

vicare.vn-tiem-vacxin-phong-dai-co-hai-cho-suc-khoe-khong-co-bi-sot-khong-body-2

Vacxin phòng dại có phòng được bệnh suốt đời không?

Trên thế giới, hiện chưa có loại vacxin phòng bệnh dại liều đơn nào mà có thể tạo miễn dịch suốt đời. Hiện tại các vacxin liều đơn được sử dụng chỉ tạo khả năng miễn dịch trong một khoảng thời gian nhất định.

Tiêm phòng dại có thể gây bệnh dại không?

Tất cả các loại vacxin phòng dại cho người đều đã được bất hoạt: Vacxin phòng dại trên người phải trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như: hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng... rất nghiêm ngặt. Do đó việc tiêm phòng dại không thể gây bệnh dại.

Tiêm vacxin phòng dại có hại gì cho sức khỏe không?

Vacxin phòng dại được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội của người. Ưu điểm của nó là an toàn và đáp ứng miễn dịch cao sau khi được tiêm đủ liều, thời gian bảo vệ trên 1 năm nếu tiêm đúng phác đồ. Hầu hết các nước tiên tiến đã dùng vacxin này từ năm 1985. Tiêm vắc xin phòng dại không gây hại, không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tiêm phòng dại có bị sốt không?

Bị sốt khi tiêm phòng dại, cũng như bị sốt khi tiêm các loại vacxin khác là biểu hiện bình thường, chứng tỏ vacxin có hiệu lực khi đi vào cơ thể. Sau khi tiêm phòng mà bị sốt thì người sẽ có cảm giác mệt mỏi tuy không đáng lo. Nhưng nếu bị sốt cao và kéo dài thì bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra kịp thời.

4. Tiêm vacxin dại khi bị phơi nhiễm bệnh dại là cách tốt nhất giúp bảo vệ tính mạng người bệnh

vicare.vn-tiem-vacxin-phong-dai-co-hai-cho-suc-khoe-khong-co-bi-sot-khong-body-3
Sau khi bị súc vật cắn, nếu con vật đó không kiểm soát được hoặc bị chết thì nên tiêm phòng dại ngay càng sớm càng tốt

Thống kê cho thấy các trường hợp tử vong do bệnh dại, gần như 100% là do chưa được tiêm vacxin phòng dại khi có nguy cơ phơi nhiễm.

Do đó, khuyến cáo của các chuyên gia y tế là: Sau khi bị súc vật cắn, nếu con vật đó không kiểm soát được hoặc bị chết thì nên tiêm phòng dại ngay càng sớm càng tốt, kết hợp kháng huyết thanh và vacxin.

Trường hợp con vật còn sống, theo dõi được thì có thể hoàn tiêm để theo dõi ở các cấp độ sau:

  • Cấp độ 1: Khi người sờ hoặc cho súc vật ăn bị nó liếm trên da thì khuyến cáo không cần tiêm phòng dại hay hỗ trợ điều trị nếu con vật có nguồn gốc đáng tin cậy.
  • Cấp độ 2: Khi súc vật gặm vùng da trần của người, các vết cào xước nhẹ làm chảy máu hoặc liếm vào chỗ da bị trầy thì nên tiêm phòng dại.
  • Cấp độ 3: Khi có một hay nhiều vết cào cắn xuyên thấu da, niêm mạc bị nhiễm nước dãi của chính con vật đó cần tiêm kháng huyết thanh và vacxin phòng dai ngay lập tức.

Trước đây, các vacxin sử dụng tiêm phòng dại là vacxin thế hệ cũ được sản xuất từ não chuột nên độ tinh khiết không cao và tồn dư các tế bào từ não chuột làm tỷ lệ phản ứng bất thường cao.

Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vacxin phòng dại thế hệ mới được chiết xuất từ tế bào thận khỉ, hay tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào vero tinh khiết. Đồng thời, virus dại đã được bất hoạt với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng vacxin được kiểm soát nghiêm ngặt nên không có những tác dụng phụ lên hệ thần kinh như vacxin thế hệ cũ do đó người bị phơi nhiễm hoàn toàn có thể yên tâm khi tiêm phòng.

Cho tới nay bệnh dại chỉ có thể điều trị, phòng ngừa bằng tiêm phòng vacxin dại chứ không có phương cách nào khác. Vì vậy, khi bị súc vật nhất là chó mèo cắn phải đi tiêm phòng dại. Thắc mắc của nhiều người về việc tiêm vacxin phòng dại có hại cho sức khỏe không, có sốt bị không... đã được giải đáp chi tiết trên đây. Hy vọng mọi người có nhận thức đúng về phương thức được xem là cách duy nhất để ngăn ngừa và điều trị bệnh dại.

Xem thêm:

  • Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu?
  • Triệu chứng ban đầu của bệnh dại
  • Những người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?