Tiêm vac xin viêm gan B trong 24h sau sinh trẻ gặp những phản ứng gì?
Vac xin viêm gan B là loại vac xin rất an toàn và đã được tiêm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Giống như những loại dược phẩm khác, khi sử dụng vac xin viêm gan B cũng có thể gây ra những phản ứng cho trẻ sau khi tiêm, dù là nó rất nhỏ.
Tiêm vac xin viêm gan B trong 24h sau sinh trẻ gặp những phản ứng gì?
Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp thông tin về những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vac xin viêm gan B.
Vac xin viêm gan B rất an toàn và được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với trẻ mới sinh được tiêm vac xin viêm gan B. trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nên có thể bị “đổ oan” khi trẻ tử vong hay trẻ có những phản ứng mạnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, sau khi được tiêm vac xin viêm gan B. trẻ có thể gặp phải một số phản ứng nhất định nhưng hoàn toàn có thể xử lý được.
1. Những phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm vac xin viêm gan B cho trẻ
Vacxin viêm gan B là vắc xin tái tổ hợp, khi tiêm không đưa virus viêm gan B vào cơ thể vì vậy tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ là rất an toàn và đã được tiêm ở nhiều nước trên thế giới.
Tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh là chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới trong phòng chống bệnh viêm gan B
Trong 24 giờ sau sinh là vô cùng an toàn. Tuy vậy, sau khi tiêm có thể sẽ có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm tỷ lệ xảy ra chỉ từ 3- 9%, hay sốt trên 37,7o C có tỷ lệ là từ 0,4 đến 8%.
Đôi khi trẻ có thể sốc phản vệ, đây là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỉ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600.000 đến 1.000.000 liều vắc xin.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh chiếm 73% tổng số trẻ tử vong có độ tuổi dưới 1 tuổi. Trong đó, trẻ tử vong trong 24 giờ đầu sau sinh chiếm gần một nửa là 47% số tử vong trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh như: đẻ non, bị ngạt, do bệnh đường hô hấp, dị tật bẩm sinh, xuất huyết, vàng da... xảy ra trùng hợp với thời điểm tiêm vac xin viêm gan B.cho trẻ.
2. Cách phát hiện sớm phản ứng sau tiêm vac xin viêm gan B
Đầu tiên, các bà mẹ cần được biết là con mình đã được tiêm phòng vac xin viêm gan B. rồi hay chưa. Sau khi tiêm, trẻ cần phải được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và các bác sĩ cần dặn cha mẹ theo dõi trẻ ít nhất một ngày (24giờ) sau khi trẻ được tiêm. Sau tiêm, trẻ có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn, bởi vậy cha mẹ đặc biệt là các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn, nên cho trẻ bú khi trẻ đang còn thức, không nên nằm cho trẻ bú. Sau tiêm phòng vac xin viêm gan B., trẻ có thể sẽ có phản ứng thông thường như: sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, hoặc trẻ có thể quấy khóc... do vậy, các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc cho trẻ uống nhiều nước, theo dõi trẻ thường xuyên. Trong trường hợp, nếu các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc có phần trở nên nghiêm trọng hơn thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để kịp thời khám chữa.
Nếu tỷ lệ tiêm vac xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh không được thực hiện tốt thì nguy cơ có thể bùng phát bệnh viêm gan B trong cộng đồng ở thế hệ sắp. Do vậy, vì sức khỏe của trẻ và cộng đồng, trẻ cần phải được tiêm vac xin viêm gan B. càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong vòng 24 giờ đầu sau khi chào đời.
Xem thêm:
- Tiêm phòng viêm gan B có tác dụng bao lâu?
- Thời điểm 'vàng' nào để tiêm vắc xin viêm gan B?