Tiêm vắc xin sởi có gây sốt nhiều không?

Theo thống kê trên thế giới có khoảng 20 triệu bệnh nhân mắc bệnh sởi. Do đó, việc tiêm vắc xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh thắc mắc không biết tiêm sởi có sốt không? Hay những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin sởi là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Vincare.

Tiêm vắc xin sởi có gây sốt nhiều không? Tiêm vắc xin sởi có gây sốt nhiều không?

Theo thống kê trên thế giới có khoảng 20 triệu bệnh nhân mắc bệnh sởi. Do đó, việc tiêm vắc xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh thắc mắc không biết tiêm sởi có sốt không? Hay những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin sởi là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của HoiBenh

1. Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus. Bệnh sởi có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào trong đó phổ biến nhất là ở trẻ em. Các triệu chứng của bệnh sởi thường khởi phát sau 7 - 14 ngày nhiễm virus. Bệnh sởi thường kéo dài từ 4 - 10 ngày. Bệnh sởi rất dễ lây lan và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin sởi định kỳ là cách để phòng tránh bệnh hiệu quả và dễ dàng nhất.

2. Trẻ em tiêm sởi có sốt không?

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không biết trẻ tiêm sởi có sốt không? Dù việc tiêm phòng sởi là rất quan trọng nhưng phụ huynh vẫn lo lắng không biết sau khi tiêm sởi có gây ra tác dụng phụ hay tiêm sởi có sốt không?

Thực chất, tiêm phòng vắc xin sởi chính là việc đưa virus và vi khuẩn vào trong cơ thể để giết chết hoặc làm bất hoạt các loại virus này. Từ đó, cơ thể sẽ được tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại những tác nhân gây bệnh đó.

Vậy sau khi tiêm sởi có sốt không? Thông thường, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 2 - 3 ngày sau khi tiêm sởi. Một số trường hợp khác trẻ bị sốt sau khi tiêm khoảng 10 ngày kèm theo xuất hiện những vết đỏ li ti. Tuy nhiên, đây là triệu chứng bình thường sau khi tiêm vắc xin sởi nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

vicare.vn-tiem-vac-xin-soi-co-gay-sot-nhieu-khong-body-1

Các bậc phụ huynh thường rất lo lắng tiêm sởi có sốt không và không biết phải làm gì trong trường hợp này. Thực tế, việc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng sởi không hề nguy hại đến sức khỏe nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ cần theo dõi và dùng thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp nếu trẻ bị sốt cao 39 độ C liên tục trong 3 ngày liền kèm theo những triệu chứng co giật, khó thở bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi, chăm sóc và điều trị đúng cách.

3. Một số biểu hiện khác khi sau khi tiêm phòng sởi

Không chỉ thắc mắc tiêm sởi có sốt không, nhiều người còn không biết sau khi tiêm sởi trẻ có bị các triệu chứng nào khác? Dưới đây là một số triệu chứng khác sau khi tiêm vắc xin sởi cha mẹ cần lưu ý.

  • Phản ứng toàn thân

Sốt là biểu hiện thường gặp nhất sau khi tiêm phòng sởi. Thông thường, các triệu chứng sốt nhẹ, sốt cao chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày kèm theo mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc. Những trẻ lớn hơn có thể kèm theo biểu hiện những đầu, đau nhức tại chỗ tiêm.

  • Phản ứng tại chỗ

Thông thường trong vòng 24h tiêm phòng sởi, trẻ sẽ bị sưng và đau nhẹ ở chỗ tiêm. Tình trạng mẩn ngứa xung quanh chỗ tiêm có thể biến mất sau 3 - 6 ngày. Còn biểu hiện sưng đau có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần mới khỏi hẳn.

  • Phản ứng ngoài da

Sau khi tiêm vắc xin sởi, trẻ có thể bị nổi ban, mề đay hoặc ngứa ngáy toàn thân trong vòng 3 - 6 ngày. Triệu chứng này thường xuất hiện ở những trẻ có tiền sử hoặc cơ địa dễ bị dự ứng. Ngoài ram tình trạng nổi ban đỏ gần giống như ban sởi cũng có thể xảy ra khi trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc rubella.

4. Những trường hợp không nên tiếp vắc xin sởi

Ngoài việc tìm hiểu tiêm sởi có sốt không, bạn cũng cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của loại vắc xin này. Bởi thực tế, không phải ai cũng có thể tiêm phòng sởi. Dưới đây là những trường được khuyến cáo là không nên tiêm phòng vắc xin sởi:

  • Không tiêm nên tiêm phòng sởi nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng với các thành phần của vắc xin như gelatin hay neomycin.
  • Không nên tiêm phòng sởi cho phụ nữ mang thai dù không có bằng chứng cụ thể nào về việc vắc xin sởi sẽ gây triệu chứng bất thường bẩm sinh.
vicare.vn-tiem-vac-xin-soi-co-gay-sot-nhieu-khong-body-2
  • Nếu phát hiện có thai sau khi mới tiêm phòng sởi cần thông báo cho bác sĩ để được theo dõi sát sao.
  • Cũng giống như các loại vắc xin sống khác, bạn cần tránh có thai ít nhất một tháng sau khi tiêm vắc xin sởi.
  • Trường hợp bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, AIDS, đang xạ trị, điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao hay mắc các bệnh ác tính cũng không nên tiêm phòng sởi.
  • Tuy nhiên, vẫn có thể tiêm phòng sởi ở những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

Vừa rồi HoiBenh đã giải đáp thắc mắc tiêm sởi có sốt không và những thắc mắc xung quanh việc tiêm phòng sởi. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Xem thêm:

  • Bệnh sởi Rubella có nguy hiểm không?
  • Điều trị bệnh quai bị ở người lớn cần lưu ý gì?
  • Bùng phát dịch sởi do không tiêm phòng vắc-xin cho trẻ