Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt
Để bảo vệ trẻ và kiểm soát bệnh viêm gan B trong cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt, mũi tiêm đầu tiên nên trong vòng 24 giờ sau sinh.
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt
Việt Nam là một trong những quốc gia ở Châu Á có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, vào khoảng 15% - 20% dân số. Con đường lây truyền của bệnh chủ yếu qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Nếu mẹ nhiễm viêm gan B, 10% - 90% trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm bệnh từ mẹ. Trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B có nguy cơ biến thành viêm gan B mãn tính, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus viêm gan B như thế nào?
Virus viêm gan thường hiếm lây truyền cho trẻ trong giai đoạn mẹ mang thai. Thay vào đó việc lây nhiễm chủ yếu diễn ra vào thời gian sinh đẻ.
Vào thời điểm này, tử cung bắt đầu co thắt, dẫn đến co thắt các mạch máu nơi nhau bám, điều này làm cho máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con bình thường sự trao đổi chất chỉ xảy ra thông qua bánh nhau), hoặc khi trẻ thông qua ống âm đạo của mẹ chui ra ngoài.
Nếu mẹ có kháng nguyên virus viêm gan B (HBsAg+ và HBeAg+) thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền, còn nếu chỉ có HbsAg+ thì tỷ lệ này là 10%.
Tiêm viêm gan B muộn có phòng được bệnh không?
Việc tiêm vắc xin cho trẻ càng sớm hiệu quả phòng bệnh càng cao, một mũi tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh, có khả năng phòng ngừa 85% - 90% trường hợp bệnh lây từ mẹ sang con. Khả năng phòng ngừa sẽ giảm dần theo ngày từ 50-57% và thất bại nếu tiêm sau 7 ngày.
Tiêm vắc xin ngay sau sinh cho trẻ có gây phản ứng phụ không?
Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm như: sưng nhẹ chỗ tiêm, cảm giác đau, sốt nhẹ ( 1 – 6%),... hiếm gặp hơn là khó thở, nổi ban. Tuy nhiên, theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) phản ứng phụ là không nghiêm trọng và hầu hết các trường hợp gây ung thư gan ở trẻ em là do virus viêm gan B, do đó WHO khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, đó là giải pháp tốt nhất phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng xác nhận tiêm phòng vắc xin viêm gan B là an toàn và hiệu quả với trẻ sơ sinh khi đã đảm bảo đúng quy tắc:
Mũi tiêm viêm gan B cho trẻ vừa mới sinh, thể trạng còn non nớt do đó việc đảm bảo an toàn khi tiêm chủng cần phải đặt lên hàng đầu. Các mẹ luôn được tư vấn trước về việc tiêm vắc xin cho trẻ sau khi sinh, trong khi tất cả trẻ sơ sinh phải đảm bảo được khám sàng lọc trước tiêm. Trì hoãn tiêm khi kết quả khám sàng lọc cho thấy trẻ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ( mẹ bị sốt trước hoặc sau sinh), trẻ bị suy hô hấp khi sinh, trẻ sinh non, nhẹ cân, mẹ sinh khó, bé dị tật bẩm sinh, trẻ có mẹ bị nước ối bẩn ...,
Đối với trẻ sinh thường, dùng là khỏe mạnh cũng cần có thời gian thích nghi sau khi ra khỏi bụng mẹ, do đó khoảng 2 giờ đầu sau sinh, trẻ nên được theo dõi nhịp thở, da niêm, và chỉ tiêm vắc xin khi nhịp thở ổn định, da hồng và bú tốt.
Theo dõi sau tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Tiếp tục theo dõi tại nhà trong ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng, quan sát các dấu hiệu toàn thân, ăn ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ viêm và thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
Đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu sau tiêm có dấu hiệu sốt cao ( 39 0C), co giật, trẻ quấy khóc thét kéo dài, ngủ li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các dấu hiệu bất thường khác.
Mũi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại:
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y Tế:
Bắt buộc đối với con của những bà mẹ có HBsAg dương tính, liều đầu tiên phải được tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để ngăn chặn hiệu quả việc lây truyền từ mẹ sang con, và chỉ dùng vắc xin đơn giá, không sử dụng vắc xin phối hợp.
Với mẹ xét nghiệm HbsAg ( - ) có cần tiêm mũi đầu tiên trong 24 giờ?
Với mẹ có HbsAg (-), theo lý thuyết là không mắc viêm gan B, tuy nhiên vẫn nên tiêm mũi đầu ngay sau sinh vì:
- Phòng việc kết quả xét nghiệm âm tính giả, mẹ vẫn đang nhiễm vi rút viêm gan B.
- Bệnh đang ở thời kỳ cửa sổ (30 - 60 ngày) nên không phát hiện được bệnh qua xét nghiệm.
- Một số chủng virus đột biến nên không phát hiện được qua xét nghiệm máu.
- Phòng trường hợp trẻ bị nhiễm virus không từ mẹ mà từ sản phụ khác trong phòng sinh hoặc từ nhân viên y tế.
Đặc biệt ở nước ta, khi mà tỷ lệ mắc viêm gan B trong cộng đồng ở mức cao, thì việc tiêm chủng sớm cho trẻ trong vòng 24h không chỉ dự phòng việc lây truyền từ mẹ sang con mà còn tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm từ môi trường, người thân khác.
Để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh chỉ nên trì hoãn việc tiêm phòng trong vòng 7 ngày sau sinh. Với những trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2kg ), liều đầu nên được dời lại sau một tháng hoặc đến khi cân nặng đạt trên 2,8 kg.
Bảng giá các loại vắc xin tiêm phòng viêm gan B:
Xem thêm:
- Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
- Thời điểm 'vàng' nào để tiêm vắc xin viêm gan B?