Tiêm vắc xin muộn có sao không?
Một số trường hợp thiếu hoặc hết vắc xin, trẻ ốm sốt, phụ huynh quên... là những lý do khiến trẻ bị lỡ lịch tiêm phòng. Vậy tiêm vắc xin muộn có sao không, có còn hiệu quả không? Cùng tham khảo những thông tin tư vấn trong bài viết này để có câu trả lời cụ thể.
Tiêm vắc xin muộn có sao không?
Một số trường hợp thiếu hoặc hết vắc xin, trẻ ốm sốt, phụ huynh quên... là những lý do khiến trẻ bị lỡ lịch tiêm phòng. Vậy tiêm vắc xin muộn có sao không, có còn hiệu quả không? Cùng tham khảo những thông tin tư vấn dưới đây để có câu trả lời cụ thể.
1. Trẻ được tiêm vắc xin đúng lịch giúp tăng hiệu quả phòng bệnh
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất giúp trẻ phòng tránh được các bệnh lây nhiễm. Theo nghiên cứu, có khoảng 95% trường hợp được tiêm chủng khi sinh ra giúp bảo vệ cơ thể không mắc bệnh.
Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhờ có vắc xin mà 2,5 triệu trẻ em không bị tử vong do mắc các bệnh truyền nhiễm hàng năm. Khi được tiêm phòng trẻ có sức khỏe tốt, trí não phát triển bình thường và tránh được các nguy cơ dị tật do bệnh truyền nhiễm.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, hầu hết các loại vắc xin, lần tiêm chủng đầu tiên được xem là đợt tiêm phòng cơ bản cho trẻ. Qua thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể bé giảm dần hoặc thậm chí là thấp hơn dưới ngưỡng được bảo vệ. Vì vậy, liều vắc xin nhắc lại giúp tăng hệ miễn dịch và giúp cơ thể tái sản xuất lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ trẻ.
Như vậy, khi trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch khuyến cáo sẽ giúp tăng hiệu quả phòng bệnh của loại vắc xin đó.
2. Tiêm vắc xin không đúng lịch có sao không?
Tiêm vắc xin muộn có sao không? Về nguyên tắc, nếu cho trẻ tiêm chủng đúng lịch là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lây nhiễm, bởi vắc xin giúp phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh. Nếu trẻ bị nhỡ mũi tiêm hoặc không tiêm đầy đủ loại vắc xin đó, thì khả năng phòng bệnh là rất thấp và trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt vào mùa cao điểm của dịch bệnh. Những ảnh hưởng khi trẻ tiêm phòng vắc xin muộn như:
Có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao như: Lao, ho gà, sởi, thủy đậu, rubella và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể cũng như sự phát triển sau này.
Ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của bé trong suốt quá trình phát triển. Thạc sĩ Nguyễn Kiên Cường (Y học Dự phòng tại Viện Y học dự phòng Quân đội) cho biết: Tiêm phòng càng muộn thì hệ miễn dịch cơ thể càng yếu và làm suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch.
Tiêm vắc xin muộn có sao không, ảnh hưởng gì? Một số trường hợp gặp phải biến chứng nhẹ ở vị trí tiêm cũng như sức khỏe của toàn cơ thể. Chẳng hạn, đối với những trẻ bị trễ mũi tiêm phòng lao (BCG), sẽ gây nổi hạch ở vị trí tiêm và phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể biến mất.
Tiêm vắc xin muộn có sao không? Những ảnh hưởng khi nhỡ mũi tiêm phòng tới sức khỏe của trẻ là rất nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần chú ý bám sát lịch tiêm chủng. Trong trường hợp quên hay bé bị ốm không thể tiêm đúng theo lịch, thì cha mẹ cần liên hệ với các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và có hướng khắc phục. Tùy vào từng loại vắc xin nhân viên y tế sẽ chỉ định tiêm bù cho trẻ.
Xem thêm:
- Lịch tiêm phòng cho trẻ từ sơ sinh tới 2 tuổi theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y Tế Thế Giới
- Tiêm vắc xin không đúng lịch hẹn có giảm hiệu quả phòng bệnh?
- Vì sao cần tiêm chủng đủ liều, đúng lịch?