Tiêm vắc xin DPT giúp con phòng được 3 bệnh sau

Vắc xin DPT đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại nước ta, được sử dụng cho tất cả các trẻ dưới 48 tháng. Vậy vắc xin DPT phòng được bệnh gì và khi nào nên cho trẻ tiêm vắc xin DPT?

Tiêm vắc xin DPT giúp con phòng được 3 bệnh sau Tiêm vắc xin DPT giúp con phòng được 3 bệnh sau

Vắc xin DPT đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại nước ta, được sử dụng cho tất cả các trẻ dưới 48 tháng để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Khi nào nên cho trẻ tiêm vắc xin DPT? Cần lưu ý gì khi tiêm loại vắc xin này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về loại vắc xin quan trọng này.

Vắc xin DPT là gì?

vicare.vn-tiem-vac-xin-dpt-giup-con-phong-benh-ho-ga-body-1

Vắc xin DPT hay vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vi khuẩn ho gà bất hoạt. Đây là vắc xin dạng dung dịch bào chế mỗi lọ 0.5 ml, thường tương đương với 10 liều.

Vắc xin được sử dụng đưa vào cơ thể nhằm tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể người nhận với các tác nhân gây bệnh của vi khuẩn bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Vắc xin DPT hiện đã được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng (được tiêm miễn phí).

Khi nào cần tiêm vắc xin DPT cho trẻ

Vắc xin DPT được đưa vào cơ thể qua hình thức tiêm, nhằm tạo miễn dịch chủ động, phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho người.

Mũi tiêm sớm nhất được thực hiện khi trẻ tròn 2 tháng tuổi. Trẻ cần tiêm đủ 4 liều trước thời điểm 48 tháng. Miễn dịch tạo được có tác dụng trong suốt cuộc đời.

  • Lịch tiêm cơ bản như sau: tiêm 3 mũi, mũi đầu tiên khi trẻ được 2 tháng tuổi. Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên tối thiểu 30 ngày. Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 tối thiểu 30 ngày.
  • Lịch tiêm nhắc lại: tiêm mũi thứ 4 nhắc lại cách mũi thứ 3 tối thiểu ít nhất 1 năm. Mũi thứ 4 cần phải tiêm trước khi trẻ được 48 tháng.

Thông thường mỗi lọ vắc xin có liều 0.5 ml, được chỉ định tiêm bắp sâu.

Trường hợp nào không nên tiêm vắc xin DPT

  • Không tiêm vắc xin DPT cho trẻ bị dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Không tiêm cho trẻ các mũi tiêm tiếp theo khi trẻ đã xuất hiện dị ứng nặng trong lần tiêm mũi tiêm vắc xin DPT đầu tiên.
  • Không tiêm cho trẻ đang bị sốt hoặc có các ổ nhiễm khuẩn. Cần điều trị dứt điểm sốt và các nhiễm khuẩn trước khi thực hiện tiêm vắc xin.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, mắc các bệnh mạn tính, các bệnh cấp tính đang tiến triển, các dấu hiệu cơ thể bất thường thì không nên tiêm vắc xin. Đặc biệt với các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm vì miễn dịch của trẻ giảm, không đáp ứng được với mũi tiêm.
  • Trẻ bị rối loạn thần kinh như co giật, hôn mê, viêm não hay các bệnh về não.

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin DPT

vicare.vn-tiem-vac-xin-dpt-giup-con-phong-benh-ho-ga-body-2

Vì vắc xin là các vi khuẩn sống giảm độc lực nên sẽ có những tác dụng phụ khi sử dụng. Những tác dụng phụ thường gặp như:

  • Sốt: phần lớn trẻ sau tiêm đều có tác dụng phụ là sốt. Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt sẽ tự hết sau 1 ngày mà không cần điều trị hoặc dùng thuốc gì. Nếu trẻ sốt nhẹ chỉ cần chườm mát cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt, dùng đường uống. Nếu sốt quá cao dùng thuốc đường tiêm.
  • Đau nhức: một số trẻ có hiện tượng đau nhức, sưng viêm tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng bình thường, không cần lo lắng. Trẻ sẽ quấy khóc nhiều do hiện tượng đau nhức nên cần quan tâm chú ý trẻ.
  • Nổi ban, mày đay, dị ứng: Nếu các hiện tượng nhẹ thì không cần quá lo lắng, các triệu chứng sẽ tự hết sau vài ngày. Khi có triệu chứng nặng ảnh hưởng toàn thân thì cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế.

Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ xuất hiện các tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc:

  • Khó thở hoặc khó nuốt;
  • Phát ban đỏ toàn thân
  • Ngứa rát toàn thân nhiều
  • Sưng mặt, phù nề niêm mạc mũi họng.
  • Mệt mỏi nhiều
  • Co giật hoặc hôn mê.

Không phải trẻ nào cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Tùy cơ địa từng trẻ sẽ có những tác dụng khác nhau và phản ứng khác nhau. Khi có bất kỳ tác dụng phụ nào, bất kì một biểu hiện lạ nào cần lập tức đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có lời khuyên tốt nhất.

Xem thêm:

  • Tiêm vắc-xin an toàn cho trẻ chưa đến tuổi đi học
  • Nhận biết sớm dấu hiệu ho gà ở trẻ nhỏ