Tiêm phòng trước khi mang thai có quan trọng không?

Tiêm phòng trước khi mang thai là điều cần thiết đối với phụ nữ, tuy nhiên tiêm như thế nào là đúng cách và tiêm trong khoảng thời gian nào mới thật sự đem lại hiệu quả cao. Hãy cùng lắng nghe những lời khuyên từ các bác sĩ hàng đầu tại Bệnh viện Vinmec nhé.

Tiêm phòng trước khi mang thai có quan trọng không? Tiêm phòng trước khi mang thai có quan trọng không?

Tiêm phòng trước khi mang thai là điều cần thiết đối với phụ nữ, tuy nhiên tiêm như thế nào là đúng cách và tiêm trong khoảng thời gian nào mới thật sự đem lại hiệu quả cao. Hãy cùng lắng nghe những lời khuyên từ các bác sĩ hàng đầu tại Bệnh viện Vinmec nhé.

Những điều cần biết về tiêm phòng trước khi mang thai

Phụ nữ cần tới cơ sở y tế nào để xác định Vaccine và tiêm phòng trước khi mang thai

Trên cả nước có rất nhiều cơ sở tiêm phòng Vaccine, bạn có thể tới đó để được tư vấn và đặt lịch tiêm phòng. Ngoài ra, ở các cơ sở khám chữa bệnh công, bệnh viện phụ khoa có thể tích hợp tiêm phòng hoặc giới thiệu bạn tới những phòng khám gần nơi sinh sống để tiện lợi cho việc tiêm chủng và theo dõi.

Khi tới cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và đặt lịch tiêm phòng, bạn nên mang thai lịch sử tiêm chủng để hỗ trợ việc xét nghiệm và tư vấn nhanh chóng hơn.

vicare.vn-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-co-quan-trong-khong-body-1

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn, dự định mang thai cũng như loại Vacxin mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian tiêm phòng thích hợp. Với trường hợp bạn mẫn cảm với Vacxin hay có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc hay đang ốm nặng thì thường thời gian tiêm sẽ lùi lại. Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm khi bạn đủ sức khỏe và sử dụng thuốc với thành phần an toàn tương đương để tiêm.

Có nhiều loại Vacxin cần tiêm, nhưng thời gian tiêm khác nhau, có thể trước mang thai hay khi mang thai, một số loại Vaccine uống như: HPV, Vaccine ngừa sởi – quai bị - Rubella, Vaccine ngừa cúm dạng xịt LAIV... được khuyến cáo nên tiêm trước khi thụ thai ít nhất 3 tháng, tuyệt đối không tiêm phòng trong khi mang thai.

Trong trường hợp mẹ bầu tiêm Vaccine MMR 3 trong 1 trong thời kỳ mang thai, 3 tháng đầu thì thai nhi nguy cơ cao sẽ bị dị tật nên cần tầm soát thai nhi nếu cần thiết phải bỏ thai.

Còn Vacxin ngừa thủy đậu cần tiêm trước mang thai ít nhất 1 tháng, Vacxin Tdap ngừa ho gà, uốn ván, bạch hầu có thể tiêm khi mang thai, Vacxin ngừa cúm có thể tiêm trước hoặc trong thai kỳ tùy vào thời điểm dịch cúm.

4 loại Vacxin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Có nhiều loại Vacxin mẹ bầu cần được tiêm phòng, nhưng dưới đây là 4 loại Vacxin cần thiết phải tiêm phòng trước khi mang thai.

Vaccine sởi – quai bị - rubella

Quai bị là bệnh do virut Paramyxovirus gây ra. Mẹ mắc quai bị có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chết lưu, sinh non, đặc biệt có nguy cơ cao hơn khi mẹ nhiễm bệnh ở 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ.

Virus Rubella có thể lây truyền qua đường hô hấp, có đến 90% trường hợp mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu khiến thai nhi bị dị tật hoặc bị sảy thai. Virus này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển các bộ phận của thai nhi như mắt, tai, tim, não... để lại di chứng cho trẻ khi sinh ra.

Hiện Vaccine tổng hợp phòng ngừa 3 bệnh sởi – quai bị - rubella có tên là Vaccine MMR 3 trong 1 rất hiệu quả, an toàn, nếu được tiêm phòng đúng cách có thể giúp mẹ bầu ngừa nhiễm bệnh tới 90 – 95%. Nếu bạn đã được tiêm 3 loại bệnh này từ nhỏ thì vẫn cần xét nghiệm máu để kiểm tra khả năng kháng thể của cơ thể, từ đó sẽ biết có cần phải tiêm lại không.

Tiêm phòng thủy đậu

Thủy đậu cũng là loại bệnh mà các mẹ chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng, vì theo thống kê, phụ nữ mang thai bị thủy đậu có tỉ lệ tử vong cao nhất trong số các trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra, thai nhi cũng gặp nhiều đe dọa nếu mẹ mang thai bị mắc thủy đậu.

vicare.vn-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-co-quan-trong-khong-body-2

Nếu mắc thủy đậu khi mang thai trong 3 tháng đầu: 0,4% thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây sẹo ở da, bệnh lý võng mạc, tật đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn, đục thủy tinh thể, chậm phát triển, sảy thai, thai chết lưu. Nguy cơ cao hơn ở tuần thứ 8 – 12 của thai kỳ.

Nếu mắc thủy đậu ở 3 tháng tiếp: Nguy cơ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%, nguy cơ cao hơn ở tuần 13 – 20 của thai kỳ.

Nếu mắc thủy đậu ở tuần thai 20 trở ra, thai nhi gần như không bị ảnh hưởng của bệnh.

Đặc biệt, nếu mẹ mắc thủy đậu trước khi sinh 5 ngày hoặc sau sinh 2 ngày thì bé cũng có nguy cơ mắc thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa tạo được kháng thể để truyền cho thai nhi. Bởi thế, cần tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

Tiêm phòng viêm gan siêu vi B

Nếu mắc Viêm gan siêu vi B trong 3 tháng mang thai đầu: Thai nhi có nguy cơ lây nhiễm khoảng 1%.

Nếu mắc Viêm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa: Thai nhi có nguy cơ lây nhiễm khoảng 10 – 20%.

Nếu mắc Viêm gan siêu vi B trong 3 tháng cuối: Thai nhi có nguy cơ lây nhiễm lên tới 90%.

Với Viêm gan siêu vi B, mẹ bầu cần tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Tiêm phòng cúm

Trong quá trình mang thai, mẹ mắc cảm cúm kéo dài thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật bẩm sinh.

Danh sách các Vacxin cần tiêm phòng cho phụ nữ mang thai

Có nhiều loại bệnh mà phụ nữ mang thai cần tiêm phòng, phòng ngừa nhiều loại bệnh với thời điểm tiêm phòng khác nhau, dưới đây là liệt kê những loại Vacxin cần tiêm phòng và thời điểm, chủng loại để bạn nắm bắt.

vicare.vn-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-co-quan-trong-khong-body-3

Tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết, để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, tạo tiền đề tốt nhất để thai nhi phát triển khỏe mạnh cũng như trẻ phát triển sau này. Mọi thắc mắc về tiêm phòng, loại Vacxin, lịch tiêm... bạn hãy liên hệ với Vinmec để được tư vấn sớm nhất nhé. Việc khám và đặt lịch tiêm phòng trước khi mang thai là bước vô cùng quan trọng để chuẩn bị mang thai.

Xem thêm:

  • Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin cúm?
  • 5 vắc-xin quan trọng nhất các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai
  • Tiêm phòng trước khi mang thai có cần xét nghiệm không?