Tiêm phòng cho bà bầu - những mũi tiêm cần thiết
Tiêm phòng vắc xin khi mang thai là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm rủi ro bệnh tật cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ. Khi nào cần tiêm phòng cho bà bầu? Trước hoặc trong thời gian mang thai nên tiêm những mũi nào? HoiBenh giúp bạn giải đáp thắc mắc với bài viết này.
Tiêm phòng cho bà bầu - những mũi tiêm cần thiết
Tiêm phòng vắc xin khi mang thai là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm rủi ro bệnh tật cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ. Khi nào cần tiêm phòng cho bà bầu? Trước hoặc trong thời gian mang thai nên tiêm những mũi nào? HoiBenh giúp bạn giải đáp thắc mắc với bài viết dưới đây.
Vì sao cần tiêm phòng cho bà bầu?
Tiêm phòng vắc xin trong thai kỳ là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động nhất Việc tiêm vắc xin giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh các kháng thể chống lại nhiễm trùng.
Mẹ bầu tiêm phòng không chỉ bảo vệ bản thân mình mà còn giúp con yêu tránh mắc nhiều bệnh truyền nhiễm ngay từ trong bụng mẹ và cả vào những tháng đầu sau sinh.
Vì vậy, ngay từ khi có ý định mang thai, mẹ bầu cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng để tuân thủ đúng các mũi tiêm, nhằm đảm bảo cho bản thân và thai nhi có được sức khoẻ tốt nhất.
Tiêm phòng cho bà bầu lúc nào?
Những mũi tiêm phòng cho mẹ bầu được chia làm 2 giai đoạn: trước khi mang thai và trong khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai
Những mũi vắc xin được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ và bé trước các bệnh truyền nhiễm. Vắc xin cần tiêm trước khi có em bé là: sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B, đây là những mũi vắc xin nhằm tránh rủi ro cho thai kỳ.
- Vắc xin kết hợp Sởi, quai bị, rubella: tiêm trước khi mang bầu 2-3 tháng. Nếu mẹ bị bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non. Đối với bệnh quai bị, virus này có thể tác động xấu đến buồng trứng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối mang thai, nếu người mẹ bị mắc bệnh quai bị, thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, thâm chí thai chết hoặc sinh non rất cao.
Với căn bệnh rubella, nếu mắc trong ba tháng đầu thì 90% thai nhi sẽ bị dị tật.
- Vắc xin phòng thuỷ đậu: Những người mẹ chưa từng mắc căn bệnh thủy đậu cũng như chưa tiêm vắc xin thủy đậu thì nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng, bởi trong quá trình mang thai, người mẹ bị mắc bệnh thủy đậu thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.
- Vắc xin phòng Cúm: Bệnh cúm là một trong những căn bệnh khá phổ biến, ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe của các mẹ bầu, bệnh cảm cúm có thể diễn tiến nặng gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai.
- Vắc xin phòng Viêm gan B: Bệnh viêm gan B có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Do đó, trước khi mang thai, các bà mẹ cần kiểm soát bệnh viêm gan B để tránh nguy cơ truyền virus sang cho con.
Tiêm phòng cho bà bầu trong thời gian mang thai
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván, vì đây là loại vắc xin rất quan trọng để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván rốn sơ sinh cho con. Nếu mẹ không tiêm vắc xin dẫn đến việc con không may bị uốn ván, thì nguy cơ trẻ bị tử vong lên đến 95%.
Vắc xin uốn ván gồm 2 mũi tiêm: mũi đầu được khuyến cáo tiêm ở tuần 20. Mũi tiếp theo cách tối thiểu 1 tháng.
Nếu mang thai lần 2, mẹ chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván, ở tuần thứ 28.
Lưu ý cho mẹ trong quá trình tiêm phòng khi mang thai
Các mẹ bầu nên tìm hiểu trước các trung tâm tiêm chủng có nguồn vắc xin dồi dào, ổn định, cho phép đặt và giữ vắc xin, để đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, tránh thiếu thuốc
Trong thời kỳ mang thai, ngoài tiêm phòng để đảm bảo vấn đề sức khỏe cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu cũng cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cũng như các thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
Xem thêm:
- Tại sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
- Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần hai đầy đủ và chính xác nhất
- Mẹ bầu tiêm phòng uốn ván bị sốt: Chồng phải xử lý sao?