Thuỷ ngân sản xuất bóng đèn nguy hiểm thế nào đến sức khỏe con người?
Thủy ngân là một loại kim loại nặng mà khi xâm nhiễm và tích lũy trong cơ thể con người sẽ gây ra nhiều ảnh biến chứng nguy hiểm. Sau vụ việc công ty bóng đèn Rạng Đông phát cháy đã gây ra nỗi xôn xao trong xã hội về vấn đề ô nhiễm thủy ngân. Vậy thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? HoiBenh sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
Thuỷ ngân sản xuất bóng đèn nguy hiểm thế nào đến sức khỏe con người?
Thủy ngân là một loại kim loại nặng mà khi xâm nhiễm và tích lũy trong cơ thể con người sẽ gây ra nhiều ảnh biến chứng nguy hiểm. Sau vụ việc công ty bóng đèn Rạng Đông phát cháy đã gây ra nỗi xôn xao trong xã hội về vấn đề ô nhiễm thủy ngân. Vậy thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? HoiBenh sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
1. Công ty bóng đèn Rạng Đông nói gì về vụ việc cháy vừa qua?
Khi dư luận đặt câu hỏi cho công ty Rạng Đông về sự kiện cháy bóng đèn gây ô nhiễm thủy ngân nặng nề, phía đại diện của công ty đã trả lời rằng: bóng đèn của họ không có chứa thủy ngân, vì thế không gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mọi người và môi trường.
Thông tin này được đề cập trong văn bản mà công ty đã gửi đến UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội. Cụ thể hơn, công ty Rạng Đông cho biết thêm về vật tư, nguyên vật liệu chính để sản xuất các bóng đèn huỳnh quang: bầu đèn CFL được làm từ nhựa PC đã đạt chứng chỉ UL vì vậy không gây hại sức khỏe ngay cả khi cháy. Thêm vào đó, vỏ bóng đèn được làm từ thủy tinh, không chứa kim loại nặng. Đầu đèn làm bằng nhôm sử dụng công nghệ hàn dập, còn dây tóc làm bằng wolfram, do đó, phía công ty khẳng định sản phẩm của họ là an toàn ngay cả khi cháy.
Về vấn đề thủy ngân, công ty bóng đèn Rạng Đông cũng cho biết: kể từ năm 2016, công ty đã nghiên cứu và sản xuất bóng đèn sử dụng amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng, khẳng định với Tuổi Trẻ Online rằng các bóng đèn không còn sử dụng thủy ngân nữa.
Nhưng... có đúng như khẳng định của công ty Rạng Đông?
Hoàn toàn không!
Dưới sự kiểm tra thực tế của Tổng cục Môi trường vào ngày 31/8/2019 và quá trình đấu tranh khốc liệt với phía lãnh đạo công ty, cuối cùng công ty Rạng Đông đã thừa nhận: toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy vừa qua đều sử dụng thủy ngân lỏng với độc tính cao gấp nhiều lần so với Amalgam. Đây là thông tin cập nhật mới nhất từ Tổng cục Môi trường.
Cũng từ Tổng cục Môi trường, vụ cháy vừa qua đã hủy hoại 6.000 m2 kho sản phẩm của công ty gồm bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact và bóng đèn tròn. Trong đó, 480.000 bóng đèn huỳnh quang (chủ yếu là loại 1.2m) có thủy ngân lỏng với hàm lượng 20mg/bóng và 1.600.000 bóng đèn compact có hàm lượng thủy ngân 22 – 30% cùng số lượng đáng kể bóng đèn tròn đã cháy rụi, phát tán một hàm lượng lớn Hg vào môi trường – ước tính lên đến 15.1kg – 27.2kg thủy ngân.
Kết quả này nếu theo quy chuẩn Việt Nam đã vượt ngưỡng 1.02 lần lượng thủy ngân cho phép trong không khí. Nếu sử dụng quy chuẩn Hoa Kỳ, con số trên đã vượt 1.5 lần. Như vậy, chắc chắn môi trường và người dân sinh sống ở khu vực xung quanh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với các rủi ro.
2. Thủy ngân trong bóng đèn có nguy hiểm?
Đèn huỳnh quang hay còn gọi tắt là CFL là một lựa chọn chiếu sáng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Đèn huỳnh quang hoạt động như thế nào?
Đèn huỳnh quang thường có thiết kế lớp bột huỳnh quang trắng phủ bên ngoài ống thủy tinh. Khi có dòng điện đi vào đèn, phần hơi thủy ngân và argon bên trong sẽ tạo ra tia cực tím với bước sóng thích hợp. Các tia này sẽ phản ứng với lớp bột huỳnh quang tạo ánh sáng trắng.
Thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào khi CFL bị vỡ, cháy?
Theo nhiều nghiên cứu, khi một CFL bị phá vỡ dưới tác động của ngoại lực (do vỡ, do cháy...) sẽ khiến phần thủy ngân bên trong nhanh chóng phát tán ra môi trường. Trong trường hợp một bóng bị vỡ trong căn phòng thoáng khí, thủy ngân sẽ rất nhanh pha loãng vừa đủ để không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Thế nhưng, trong vụ kho sản phẩm của công ty bóng đèn Rạng Đông phát chạy vừa rồi thì sự việc không đơn giản như vậy. Khối lượng lớn thủy ngân trong không khí hiện tại đủ để mang lại cho con người các biến chứng khôn lường, bao gồm:
- Các biến chứng về thần kinh: khi bị phơi nhiễm thủy ngân ở mức độ cao, bạn hoàn toàn có khả năng gặp các vấn đề nghiêm trọng về hệ thần kinh như giảm phản xạ, suy giảm trí nhớ và độ tập trung, tay chân run rẩy, tê liệt...
- Thủy ngân có thể đi vào máu và tác động trực tiếp đến các cơ quan quan trọng như gan, thận, dạ dày... và gây suy giảm chức năng của chúng. Đặc biệt, nếu ăn trúng thức ăn có nhiễm thủy ngân, bạn có nguy cơ tiêu chảy ra máu, thậm chí tử vong.
- Thủy ngân đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai...
So với thủy ngân trong cá, ngộ độc thủy ngân trong bóng đèn huỳnh quang nguy hiểm như thế nào?
Người ta thường bị ngộ độc thủy ngân do ăn nhiều hải sản, ăn cá... nhưng điều này rất khó xảy ra nếu bạn chọn đúng nguồn cá chất lượng cũng như không ăn quá nhiều cá trong một ngày.
Không giống như cá, thủy ngân được sử dụng trong bóng đèn huỳnh quang là loại thủy ngân có mục đích, đảm bảo tạo ánh sáng cho bóng đèn, đồng thời tiết kiệm năng lượng cần thiết. Thế nhưng, đây lại là nguồn thủy ngân độc hại hàng đầu – hơn hẳn thủy ngân hữu cơ có trong cá.
Trung bình, một bóng đèn huỳnh quang cỡ nhỏ có thể chứa 2.3 – 5mg thủy ngân, hàm lượng này cao gấp 500 lần lượng thủy ngân khuyến cáo mỗi ngày trong cơ thể. Khi tiếp xúc với thủy ngân nguyên tố trong bóng đèn mà không có biện pháp xử lý thích hợp, bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc nặng hơn rất nhiều so với việc ăn cá, ăn hải sản. Cũng chính vì điều này mà ô nhiễm thủy ngân gần đây đã trở thành vấn đề nóng bỏng trong xã hội.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Thủy ngân ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?” cũng như các cảnh báo từ cơ quan chức năng về sự kiện cháy công ty bóng đèn Rạng Đông vừa qua. Hãy thật sự chú ý các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân để tránh biến chứng sau này.
Xem thêm:
- Thủy ngân dạng nào độc nhất?
- Vụ cháy Rạng Đông: Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân bạn nên biết
- Mẹ đang cho con bú ăn cá và nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cho bé