Thủy ngân dạng nào độc nhất?

Thủy ngân là hóa chất độc hại đối với cơ thể con người và bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân nếu không có những kiến thức phòng ngừa và xử lý. Vậy bạn đã biết gì về nhiễm độc thủy ngân, thủy ngân dạng nào độc nhất?

Thủy ngân dạng nào độc nhất? Thủy ngân dạng nào độc nhất?

Thủy ngân là hóa chất độc hại đối với cơ thể con người và bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân nếu không có những kiến thức phòng ngừa và xử lý. Vậy bạn đã biết gì về nhiễm độc thủy ngân, thủy ngân dạng nào độc nhất?

1. Hiểm họa nhiễm độc thủy ngân từ trong nhà

Trong gia đình chúng ta luôn có các đồ vật chứa thủy ngân như bóng đèn điện quang, cặp nhiệt độ... Tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương và khoa Chống độc bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc thủy ngân do cặp nhiệt độ bị vỡ, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Khi cặp nhiệt độ vỡ mà không thu dọn đúng cách thì đây sẽ là hiểm họa gây nhiễm độc cho cả gia đình.

  • Thủy ngân là một kim loại có màu trắng bạc, thể lỏng, không tan trong nước và có khả năng bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng.
  • Thủy ngân trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, chúng hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hóa nhưng lại rất độc khi vào phổi nếu hít phải trực tiếp, sau khi hít vào thì thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, tới các phế nang, đi vào máu đến gan , lách và hệ thần kinh trung ương.
  • Nhiễm độc thủy ngân qua đường hô hấp có thể gây ra bệnh phổi nặng cấp tính, khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó thở, đau tức ngực, có cảm giác đau rát ở phổi. Trường hợp nặng hơn có thể gây viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói, mất trí nhớ và viêm ruột. Trong một số trường hợp có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp thậm chí là tử vong nếu tiếp xúc với liều lượng cao.
vicare-thuy-ngan-dang-nao-doc-nhat-body-1

2. Thủy ngân dạng nào độc nhất?

Thủy ngân nguyên tố lòng ít độc, tuy nhiên hơi, các hợp chất và muối của nó lại rất độc và có thể gây ra các tổn thương tại não, gan khi tiếp xúc, hít thở hay ăn phải.

Đường phơi nhiễm với thủy ngân phổ biến nhất là qua đường tiêu hóa và hô hấp, ngoài ra thủy ngân còn có thể gây độc qua da. Con người có thể nhiễm độc thức ăn chứa thủy ngân qua các thức vật chứa các dạng muối hoặc hữu cơ của thủy ngân, từ hoạt động của các lò đốt rác, nhà máy đốt điện than đá...

Các dạng thủy ngân chính:

  • Methyl thủy ngân: đây là dạng thủy ngân có độc tính cao nhất. Methyl thủy ngân có thể ngấm vào cơ thể con người thông qua đường ăn uống do ăn phải một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là các loài cá lớn ở đỉnh của chuỗi thức ăn như cá kiếm, cá mập, cá ngừ.
  • Dimethyl thủy ngân: dây cũng là một hợp chất độc của thủy ngân, được các chuyên gia đánh là là đọc đến mức chỉ cần vài microlit rơi vào da là có thể gây tử vong.
  • Hợp chất thủy ngân vô cơ: dạng thủy ngân này thường tồn tại trong pin, thuốc uống, thuốc xịt muỗi, thuốc mỡ và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo dược. Con người khi nuốt hoặc hít phải hơi của các loại hợp chất này có thể làm phơi nhiễm thủy ngân.
  • Thủy ngân phenyl: dạng thủy ngân này thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenyl thủy ngân có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua dạng hơi đường hô hấp, ngấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa.
vicare-thuy-ngan-dang-nao-doc-nhat-body-2

3. Triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân

Triệu chứng phổ biến của nhiễm độc thủy ngân bao gồm bệnh thần kinh ngoại vi, người nhiễm độc có dị cảm hoặc ngứa, rát, đau, hoặc có cảm giác như loài côn trùng nhỏ đang bò trên da hoặc dưới da, đổi màu da đầu ngón tay chân, sưng và bong da chết.

  • Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ làm kích ứng đường hô hấp dẫn đến ho ra đờm, khó thở, da có thể trở nên tím tái do thiếu oxy. Tại khoang miệng có thể xuất hiện triệu chứng răng lợi sưng đỏ, niêm mạc bị vỡ, xuất huyết. Một số trường hợp ít có thể mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tính tình không ổn định.
  • Hơi thủy ngân có thể xâm nhập qua da vào cơ thể gây ra viêm da dị ứng, nhất lại tại các vị trí mặt, cổ, nách và bẹn. Biểu hiện là xuất hiện ban đỏ trên diện tích lớn, mẩn ngứa, đau nhẹ.
  • Thủy ngân có tính độc cao, khi vào trong cơ thể chúng có khả năng liên kết dễ dàng với các chất béo trong mô và máu, gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh trung ương.
  • Phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân bị phát tán trong không khí thì chúng có thể xuyên qua cuống nhau thai để lọt vào tử cung, gây hại tới cả thai nhi.
vicare-thuy-ngan-dang-nao-doc-nhat-body-3

4. Các cách tránh bị ngộ độc thủy ngân

Do đặc tính riêng nên khi có sự cố làm tràn thủy ngân ra môi trường thì không được dọn dẹp thủy ngân theo cách thông thường, để tránh bị ngộ độc thủy ngân thì bạn cần dọn dẹp theo trình tự sau đây:

  • Nhanh chóng sơ tán mọi người ra khỏi khu vực có thủy ngân bị tràn đổ, nhất là trẻ em. Nếu ở trong phòng thì đưa mọi người ra ngoài sau đó đóng cửa lại để tránh hít phải hơi bốc của thủy ngân, mở cửa sổ và bật quạt điện để tăng cường lưu thông không khí trong phòng, tắt điều hòa hoặc lò sưởi để tránh tình trạng thủy ngân bị bốc hơi.
  • Thu dọn hết các hạt thủy ngân trên mặt đất bằng cách sử dụng que bông ướt, hoặc tờ danh tiếp, hoặc giấy pơluya để thu dọn thủy ngân lại, cho vào lọ thủy tinh bịt kít. Thực hiện các động tác hết sức nhẹ nhàng để tránh làm cho các hạt thủy ngân phân ly, chia thành nhiều hạt nhỏ thì sẽ không thể thu hồi lại được.
  • Nếu có thể hãy rắc một chút bột lưu huỳnh, do bột lưu huỳnh và thủy ngân khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp chất khó bốc hơi, tính chất ổn định sẽ giúp làm giảm được lượng thủy ngân bốc hơi phát tán trong không khí.
  • Sau khi thu hồi được thủy ngân vào lọ thủy tinh, miệng lọ phải được đậy kín rồi quấn chặt bằng băng dính, ghi nhãn rõ ở bên ngoài sau đó bỏ vào thùng rác phân loại. Không đổ thủy ngân đã phân loại xuống các cống thoát nước vì như vậy sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
  • Nếu quần áo bị dính thủy ngân thì cần ngâm nước lạnh trong vòng 30 phút, sau đó ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80°C .Sau cùng ngâm trong nước ở nhiệt độ cao pha hóa chất thêm 20 phút nữa và xả bằng nước lạnh.
  • Cuối cùng, phải mở hết cửa thông gió trong phòng với bên ngoài trong nhiều giờ mới có thể vào phòng sinh hoạt bình thường.

Xem thêm:

  • Bụi trong nhà chứa hóa chất ung thư
  • Môi trường hóa chất độc hại: Kẻ thù gây sảy thai cho mẹ bầu
  • Hóa chất trong xà phòng, bao bì thực phẩm và chất kết dính có thể gây ung thư