Thủy đậu tắm lá gì? 3 loại lá tắm giúp bệnh thủy đậu nhanh khỏi
Thủy đậu tắm lá gì để nhanh hết bệnh là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, đặc biệt của phụ huynh có con bị thủy đậu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc các loại lá thiên nhiên mà người thủy đậu nên tắm và cách tắm phù hợp.
Thủy đậu tắm lá gì? 3 loại lá tắm giúp bệnh thủy đậu nhanh khỏi
Thủy đậu tắm lá gì để nhanh hết bệnh là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, đặc biệt của phụ huynh có con bị thủy đậu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc các loại lá thiên nhiên mà người thủy đậu nên tắm và cách tắm phù hợp.
Bệnh thủy đậu có phải kiêng tắm không?
Theo quan niệm xưa của các ông bà, những người mắc bệnh thủy đậu cần phải kiêng nước, và không được tắm. Đây là một quan niệm sai lầm vì thủy đậu là bệnh do vi rút gây ra, khiến cơ thể xuất hiện những nốt phát ban và mụn nước khắp cơ thể gây ngứa rát, ửng đỏ và để lại các vết sẹo. Việc kiêng tắm khiến vi khuẩn có thể sinh sôi và cơ thể càng khó hết bệnh hơn. Vì thế, các bác sĩ cho biết việc giữ cơ thể sạch sẽ, đúng cách là vô cùng cần thiết, quan trọng để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo đó, người bị thủy đậu chỉ nên tắm trong khoảng từ 5 đến 10 phút ở nơi kín gió. Tắm phải thật nhẹ nhàng, tránh chà xát, gãi làm vỡ các bọng nước, nốt phỏng trên da để tránh bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm pha muối loãng để làm dịu cơn ngứa và sạch da. Tuyệt đối tránh các loại xà phòng, sữa tắm chứa hóa chất gây ảnh hưởng không tốt, kích ứng tới các nốt mụn thủy đậu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại lá thiên nhiên có tác dụng trong việc điều trị , giảm ngứa, viêm nhiễm tại các nốt bỏng và ngăn ngừa lây lan.
Lúc tắm xong, nên dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô nước.
Ngoài ra, người bệnh nên nên mặc quần áo rộng rãi, cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ và tránh gãi vào các vết thương gây lở loét.
Bệnh thủy đậu tắm lá gì?
Lá kinh giới
Từ xa xưa, cha ông đã sử dụng nước lá kinh giới để tắm chữa thủy đậu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá kinh giới có chứa nhiều chất kháng viêm, chống khuẩn, chống mẩn ngứa và làm khô các vết bỏng thủy đậu nhanh chóng. Người bệnh nên lấy 100g cây kinh giới tươi, rửa sạch, đun sôi với 3 lít nước trong khoảng 30 phút sau đó đổ ra chậu, pha thêm nước sạch để tắm. Bệnh nhân dùng khăn mềm để lau người nếu vẫn còn vết bỏng thủy đậu. Khi vết bỏng đã biến mất có thể dùng nước kinh giới để tắm trực tiếp.
Lá tre
Lá tre là một trong những lựa chọn tốt để người bệnh thủy đậu lựa chọn tắm. Trong dịch chiết lá tre có chứa nhiều hàm lượng silica có tác dụng phục hồi mô liên kết, da bị tổn thương và giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da người bệnh.
Cách dùng: Lá tre đem rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với khoảng 3 lít nước. Pha nước đun sôi với nước sạch để tắm và lau người.
Thực hiện tắm nước lá tre đều đặn, thường xuyên hàng ngày để cho hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Tắm nước lá sầu đâu
Người bệnh thủy đậu sử dụng nước lá sầu đâu để tắm cũng có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy trên da và làm lành các tổn thương do bỏng thủy đậu gây ra nhanh chóng, thúc đẩy quá trình mọc da non tại các nốt bỏng.
Nguyên liệu: 300g lá sầu đâu
Cách làm: Lá sầu đâu rửa sạch, đun sôi với lửa nhỏ trong 30 phút sau đó pha với nước sạch để tắm. Người bệnh nên tắm hàng ngày để có tác dụng đẩy lùi bệnh thủy đậu hiệu quả.
Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ được cho là khắc tinh của bệnh thủy đậu. Sử dụng 100g hoa cúc vạn thọ đun sôi với 3 lít nước rồi pha với nước sạch để tắm sẽ giảm ngứa và kích ứng da, giúp các bọng nước thủy đậu nhanh xẹp và mau lành hơn.
Một số lưu ý đối với người bị thủy đậu
Các loại nước lá thiên nhiên dùng để tắm đối với người bị thủy đậu đều rất an toàn, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào với sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề khi tắm nước lá để cho hiệu quả điều trị thủy đậu tốt nhất như:
- Các loại lá phải xác định nguồn gốc, không nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu và phải rửa thật sạch rồi người bệnh thủy đậu mới được tắm để tránh tình trạng dị ứng.
- Ở những trường hợp bệnh thủy đậu đã phát triển nặng, các vết bỏng nước bị viêm nhiễm, bệnh nhân không nên tắm nước lá để tránh tình trạng kích ứng.
- Các loại nước lá thiên nhiên nên tắm khi các nốt bỏng thủy đậu đã xẹp hết, bắt đầu đóng vảy và bong tróc.
- Khi tắm nước lá, người bệnh không được gãi và chà xát lên da và các vết bỏng thủy đậu để tránh các vết bỏng bị vỡ và nhiễm trùng.
- Người bệnh cần dùng thuốc điều trị theo chỉ định của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống hay bôi gì nếu được tư vấn kỹ.
- Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, kiêng cữ khi mắc bệnh để có hiệu quả trị bệnh tốt nhất đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh như nhiễm trùng tại các nốt thủy đậu, viêm phổi, viêm não...
- Người bệnh cần kiêng gió, kiêng nước và hạn chế tiếp xúc với người khác vì bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người sang người.
Nói tóm lại, thủy đậu là một bệnh lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được điều trị, chăm sóc tốt. Và những thông tin trên hy vọng rằng đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi thủy đậu tắm lá gì và cách tắm hiệu quả. Chúc các bạn nhanh chóng khỏe bệnh.
Xem thêm:
- Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách chăm sóc trẻ nhỏ khi bị thủy đậu
- Mụn thủy đậu mọc trên đầu gây đau, rát phải chữa thế nào?
- Có nên chọc vỡ mụn nước thủy đậu không?