Thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì?

Trong chúng ta đôi khi vì những vấn đề bận rộn của cuộc sống. Bạn thường mắc phải chứng ăn không tiêu hoặc khó tiêu. Dẫn đến những thắc mắc như: Ăn không tiêu là gì? Thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì? Cách phòng tránh như thế nào?

Thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì? Thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì?

Trong chúng ta đôi khi vì những vấn đề bận rộn của cuộc sống. Bạn thường mắc phải chứng ăn không tiêu hoặc khó tiêu. Dẫn đến những thắc mắc như: Ăn không tiêu là gì? Thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì? Cách phòng tránh như thế nào?

1. Thường xuyên ăn không tiêu là gì?

Thường xuyên ăn không tiêu là hiện tượng rối loạn tiêu hóa nhẹ, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu vùng bụng trên, đau bụng đi kèm đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn. Tình trạng ăn không tiêu thường xuất hiện sau khi ăn no.

Trên thực tế, chứng ăn không tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, chúng khiến bệnh nhân chán nản, mệt mỏi, không muốn ăn uống. Nếu không có phương pháp khắc phục thì cơ thể bệnh nhân sẽ dần suy nhược, suy giảm sức đề kháng và dễ gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa nguy hiểm.

2. Nguyên nhân nhân gây là tình trạng ăn không tiêu

vicare.vn-thuong-xuyen-khong-tieu-la-benh-gi-body-1

Bình thường sau bữa ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng thức ăn đã được tiêu hóa bớt đi và dạ dày có thể tiếp tục nạp thêm. Tuy nhiên ở những người mắc chứng ăn không tiêu thì hoàn toàn ngược lại.

Trên thực tế nguyên nhân gây ăn không tiêu được chia thành 2 nhóm chính (do bệnh lý và không do bệnh lý).

Nguyên nhân không do bệnh lý

  • Ăn uống vội vàng: Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa xem tivi hoặc điện thoại. Điều này khiến cho bạn không tập trung vào việc ăn và nhai không kỹ. Đó còn là lý do làm dạ dày của bạn phải hoạt động với tần suất cao hơn để tiêu hóa thức ăn. Lâu dần nó gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, không chỉ là cảm giác đầy bụng mà còn là đau bụng mỗi khi ăn xong.
  • Do ăn uống quá tải: Ăn một lượng thức ăn lớn có thể làm dạ dày quá tải và không kịp tiêu hóa hết.
  • Cơ thể không dung nạp lactose: Đây là hiện tượng cơ thể không có enzyme chuyên tiêu hóa lactose bên trong sữa dẫn đến tình trạng ăn không tiêu và buồn nôn.
  • Mất cân đối thức ăn: Việc mất cân đối thức ăn như nạp nhiều thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi sẽ gây ra tình trạng tiêu hóa chậm chạp.
  • Lạm dụng thuốc Tây: Một số loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, kháng sinh liều cao,... nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tác dụng phụ là ăn không tiêu.

Những nguyên nhân không do bệnh lý thường sẽ khỏi nếu bạn biết cách khắc phục, thay đổi thói quen ăn uống một cách lành mạnh

Nguyên nhân do bệnh lý

Những nguyên nhân do bệnh lý gây ra chính là câu trả lời cho câu hỏi: Thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì? Sau đây là những nguyên nhân chính:

  • Thiếu acid dạ dày: Nếu hệ tiêu hóa không đủ dịch vị, đặc biệt là acid hydrocloric sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tấn công đường tiêu hóa. Lúc này, thức ăn không tiêu hóa được hết hoặc dừng lại ở một khâu trung gian nào đó khiến thời gian tiêu hóa lâu hơn, thức ăn lưu trữ trong dạ dày không vận chuyển được gây nên tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
  • Loạn khuẩn: Tình trạng rối loạn hệ thống lợi khuẩn trong đường tiêu hóa khiến thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi trong bụng.
  • Rối loạn vận động nhu động của ống tiêu hóa (ruột, dạ dày) khiến dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm khiến việc tiêu hóa gặp khó khăn.
  • Bệnh trào ngược thực quản dạ dày gây đầy hơi, trướng bụng, nóng rát phía sau của xương ức, ợ hơi, ợ nóng,... cũng là một trong những bệnh lý phổ biến trả lời cho câu hỏi thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì?
  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đại tràng co thắt, giảm nhu động ruột do đầy hơi, trướng bụng vì vi khuẩn lên men tinh bột ứ đọng lâu trong đại tràng.
  • Bệnh về tâm lý: Tinh thần không thoải mái, hay căng thẳng, lo âu thường xuyên bị stress cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ăn không tiêu.

Bên cạnh đó, thủ phạm gây ra chứng ăn không tiêu còn do một số bệnh lý khác gồm: sỏi mật, viêm gan, tuyến tụy... làm suy giảm chức năng bài tiết enzym tiêu hóa thức ăn.

Trên đây là những nguyên nhân do bệnh lý gây ra tình trạng thường xuyên ăn không tiêu. Giúp độc giả nắm rõ thủ phạm gây ra hiện tượng ăn không tiêu. Để có phương pháp xử lý kịp thời tình trạng này. Mỗi người bệnh cần nắm rõ dấu hiệu ăn không tiêu để sớm thăm khám tại cơ sở Y tế uy tín.

3. Triệu chứng thường xuyên ăn không tiêu

vicare.vn-thuong-xuyen-khong-tieu-la-benh-gi-body-2

Triệu chứng của ăn không tiêu thường xuất hiện sau các bữa ăn, chúng kéo đến từng đợt và thường diễn ra rất nhanh với một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Đầy hơi: Sau ăn khoảng 30 phút người bệnh thấy tức bụng, đầy hơi do thức ăn chưa được tiêu hóa đã tắc nghẽn lại ở dạ dày. Cảm giác đầy hơi kéo dài khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi.
  • Buồn nôn: Do thức ăn không được tiêu hóa nên luôn có cảm giác muốn nôn và nôn để giải phóng áp lực tại dạ dày.
  • Có vị chua trong miệng của bạn: Lượng acid trong dạ dày trào lên thường xuyên đem đến cảm giác có vị chua trong miệng. Khi nói chuyện, thở sẽ có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng người đối diện.
  • Dạ dày kêu: Dạ dày co thắt thất thường và xuất hiện tiếng kêu “rột roạt” khó chịu.
  • Nóng trong dạ dày hoặc bụng trên: Nóng bụng trên hoặc nóng bên trong dạ dày, vì thế bệnh nhân thường không muốn ăn hoặc ợ hơi thường xuyên.
  • Đau bụng: Vùng bụng trên đau âm ỉ do dạ dày phải làm việc liên tục. Những thức ăn vẫn còn đang tắc nghẽn ở dạ dày nên gây đau tức bụng.
  • Ngoài ra bệnh nhân ăn không tiêu sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, sút cân, đi vệ sinh ra máu,...

Không thể tự dựa vào những triệu chứng thông thường để biết Thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì? Vì vậy khi thấy cơ thể có những biểu hiện như trên người bệnh nên đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm cụ thể để đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị thích hợp.

4. Biện pháp phòng tránh chứng ăn không tiêu

Sau khi biết được thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp phòng tránh hiện tượng này:

  • Ăn nhiều bữa trong ngày tránh dạ dày phải làm việc quá sức
  • Ăn chậm, nhai kỹ. Hạn chế ăn đêm, nếu có hãy ăn trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Ăn nhiều đồ luộc, hấp, hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Ăn uống đúng giờ, khoa học và đủ chất. Không nên vừa ăn vừa xem máy tính, tivi
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều acid như cà chua, cam, chanh,... Tránh uống đồ uống chứa nhiều cồn và cafein như rượu, bia, cafe,.. vì nó ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến hoạt động của dạ dày
  • Giảm thiểu tối đa tình trạng lo âu, căng thẳng vì nó có thể là khởi nguồn của tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Không nên đi ngủ ngay sau khi ăn, nên ngủ sau khi dùng bữa tối khoảng 3 tiếng. Ngủ cần gối đầu cao hơn so với chân giường để tránh tình trạng trào ngược dạ dày
  • Tránh mặc quần hoặc áo quá bó, không vận động mạnh sau khi vừa ăn no.
  • Nếu gặp phải tình trạng ăn không tiêu, bạn hãy nhanh chóng uống một cốc nước ép cà rốt, tình trạng chướng bụng sẽ biến mất ngay sau vài phút khi nó vừa diễn ra.

Các loại thực phẩm bạn nên tránh khi bị ăn không tiêu:

  • Thực phẩm chất xơ cao: Mặc dù thực phẩm giàu chất xơ là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng cơ thể bạn khó tiêu hóa theo nghĩa là chúng không bị phân hủy hoàn toàn và hấp thu vào máu. Ăn quá nhiều chất xơ, đặc biệt là tất cả cùng một lúc, có thể dẫn đến đầy hơi và khí.
  • Sản phẩm từ sữa: Không giống như các loài động vật khác, con người tiếp tục uống sữa qua thời thơ ấu. Tuy nhiên, rất nhiều người không thể tiêu hóa sữa. Không dung nạp lactose xảy ra khi một người nào đó không thể tiêu hóa lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Các triệu chứng không dung nạp lactose bao gồm nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và đầy bụng.
  • Thực phẩm nóng và cay: Các loại thức ăn cay và nóng có thể gây khó khăn cho cơ thể của bạn để xử lý. Cảm giác nóng rát mà họ có thể để lại trong miệng của bạn thường không dừng ở đó. Nó cũng có thể để lại một cảm giác nóng rát trong thực quản của bạn, và nó thậm chí có thể đóng góp vào các cử động đau đớn
  • Thực phẩm giàu chất béo: Thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là khi chiên xào nhiều dầu mỡ, là không tốt cho bạn vì nhiều lý do. Nó cũng tàn phá hệ thống tiêu hóa của bạn. Nó có thể áp đảo dạ dày và để lại cho bạn những vấn đề như trào ngược axit và ợ nóng.
vicare.vn-thuong-xuyen-khong-tieu-la-benh-gi-body-3

5. Cách điều trị chứng ăn không tiêu

Ăn không tiêu không phải do bệnh lý

Nước giúp hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng hơn. Nên uống nước là phương pháp đầu tiên bạn nên áp dụng để điều trị chứng không tiêu. Cách này vừa đơn giản, ít tốn kém lại có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Uống đủ nước giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.Trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Nó cũng chứa chất xơ giúp cho đường ruột khỏe mạnh và tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng mang tới tác dụng này. Bạn chỉ nên ăn chuối, đu đủ, lê hoặc xoài,... Những loại quả này sẽ “chăm sóc” niêm mạc dạ dày một cách nhẹ nhàng, làm tăng tiết dịch vị và enzyme tiêu hóa.Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn sẽ không còn phải băn khoăn hay thắc mắc thường xuyên ăn không tiêu là bệnh gì? Khi bạn đã có một thói quen ăn uống sinh hoạt điều độ, lành mạnh và khoa học.

Ăn không tiêu do bệnh lý

Nếu chứng ăn không tiêu xuất hiện do các bệnh lý về dạ dày hoặc tình trạng này đã xuất hiện thời gian dài thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng một trong số những loại thuốc Tây sau đây:

  • Nhóm thuốc chống đầy hơi: Thuốc H2, thuốc ức chế bơm proton,... Thuốc có công dụng giải quyết lượng hơi tích tụ trong dạ dày và đẩy lùi triệu chứng ăn không tiêu.
  • Nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Metoclopramid, Domperidon,... có tác dụng tăng khả năng co bóp, nhào trộn của dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng, trơn tru và giải quyết tình trạng ăn không tiêu.
  • Nhóm thuốc hỗ trợ tiêu hóa trơn tru: Festal, Neopeptine,... sẽ cung cấp một lượng men tiêu hóa lớn cho dạ dày, giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai có thể làm tình trạng bệnh của bạn càng nặng thêm, gây khó khăn cho điều trị sau này. Hãy đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.Ngoài ra bệnh nhân ăn không tiêu có thể sử dụng một số bài thuốc Nam điển hình sau đây để điều trị chứng ăn không tiêu một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí:

  • Dùng quế: Quế là vị thuốc dân gian được dùng khá nhiều trong việc điều trị chứng ăn không tiêu. Bệnh nhân chỉ cần 1 thìa bột quế trộn đều cùng 1 thìa mật ong, đổ vào cốc sữa ấm và uống khi bị khó tiêu.
  • Dùng gừng: Bệnh nhân chỉ cần nhai một miếng gừng tươi nhỏ sau các bữa ăn sẽ kích thích hệ tiêu hóa trơn tru và chứng ăn không tiêu sẽ thuyên giảm dần.
vicare.vn-thuong-xuyen-khong-tieu-la-benh-gi-body-4
  • Lá bạc hà: Việc nhai sống lá bạc hà thường xuyên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tinh dầu bên trong lá bạc hà giúp loại bỏ triệu chứng ăn không tiêu như đau bụng, ợ nóng, đầy hơi...
  • Hạt tiêu: Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng hạt tiêu chứa hàm lượng kali cao giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày. Cho 1 – 2 hạt tiêu đen vào sữa nóng, khuấy đều và uống hàng ngày sẽ ngăn chặn việc hình thành khí ở dạ dày.
  • Lá ổi: Lấy 1 nắm lá ổi bỏ vào nước nóng hãm uống hàng ngày có tác dụng chống viêm, loại bỏ vi khuẩn gây hại trong đường ruột.

Xem thêm:

  • Cách chữa bệnh viêm họng trào ngược
  • Cách chữa bệnh đầy hơi khó tiêu ở trẻ em
  • Bé không tiêu hóa hết thức ăn mẹ nên làm gì?