Thuốc uống trung hòa acid dạ dày là thuốc gì?
Với sự phát triển của y học hiện nay , rất nhiều cách chữa trị căn bệnh này đã được đưa ra và trong số đó được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất đó là các loại thuốc uống trung hòa acid dạ dày. Vậy nhóm thuốc này bao gồm những loại thuốc nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Thuốc uống trung hòa acid dạ dày là thuốc gì?
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến hiện nay, là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét và các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Với sự phát triển của y học hiện nay, rất nhiều cách chữa trị căn bệnh này đã được đưa ra và trong số đó được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất đó là các loại thuốc uống trung hòa acid dạ dày. Vậy nhóm thuốc này bao gồm những loại thuốc nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng như thế nào?
Là bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến, hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét (acid clohydric, pepsin, xoắn khuẩn helicobacter pylori ) và các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (chất nhày, bicarbonat, prostaglandin )
Trong đó nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng là xoắn khuẩn h.pylori , khoảng 95% người loét tá tràng và 70-80% người loét dạ dày có vi khuẩn này. Chúng gây viêm dạ dày mạn và làm tăng bài tiết acid.
Điều trị viêm loét dạ dày với mục tiêu:
Chống các yếu tố gây loét :
- Các thuốc kháng acid : bao gồm các thuốc có tác dụng trung hòa acid trong lòng dạ dày
- Các thuốc làm giảm bài tiết acid và pepsin : thuốc kháng histamin h2 và thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc diệt h.pylori : kháng sinh, bismuth
- Tăng cường các yếu tố bảo vệ
Các thuốc uống trung hòa acid dạ dày gồm những loại nào?
Các thuốc uống trung hòa acid dạ dày là những thuốc có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị, nâng ph dạ dày lên gần 4, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo niêm mạc dạ dày. Khi ph dạ dày được nâng lên, hoạt tính của pepsin sẽ giảm.
Các thuốc trung hòa acid dạ dày có tác dụng nhanh nhưng thời gian tác dụng ngắn, chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng và cắt cơn đau.
Khi dạ dày rỗng các thuốc trung hòa acid dạ dày thoát khỏi dạ dày sau 30 phút, khi có thức ăn thì thời gian này là khoảng 2 giờ.
Thuốc trung hòa acid dạ dày thường dùng nhất là các chế phẩm chứa nhôm và magie, có tác dụng kháng acid tại chỗ, hầu như không hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân.
Các thuốc chứa magie có tác dụng nhuận tràng, các thuốc chứa nhôm có thể gây táo bón, vì vậy các chế phẩm trung hòa acid dạ dày thường chứa cả 2 muối magie và nhôm có thể làm giảm tác dụng không mong muốn của 2 loại thuốc này trên ruột. Với những người có chức năng thận bình thường thì rất ít nguy cơ tích lũy magie và nhôm.
Dùng thuốc uống trung hòa acid dạ dày tốt nhất là sau bữa ăn 1-3 giờ và trước khi đi ngủ, 3-4 lần trong một ngày.
Các chế phẩm dạng lỏng có hiệu quả hơn dạng rắn , tuy nhiên thời gian tác dụng ngắn hơn.
Do làm tăng ph dạ dày do vậy việc sử dụng các thuốc trung hòa acid dạ dày có thế làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác, nên sử dụng các thuốc này cách xa thuốc kháng acid khoảng 2 giờ.
Một số loại thuốc uống trung hòa acid dạ dày
Magie hydroxit – mg(oh)2
Được sử dụng cho các trường hợp tăng tiết acid dạ dày gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua ở những người có loét hoặc không có loét dạ dày tá tràng. Trong các trường hợp bệnh nhân bị các triệu chứng trào ngược dạ dày- thực quản : ợ hơi, buồn nôn, nôn, nóng rát dưới xương ức,..
Liều dùng :
Người lớn : mỗi lần uống 300-600mg, tối đa tới 1g, ngày 3-4 lần. Nhai kĩ viên thuốc trước khi uống.Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như miệng đắng chát, buồn nôn, nôn, cứng bụng, ỉa chảy, tăng magie máu, khi gặp bất cứ triệu chứng khó chịu nào sau khi sử dụng thuốc bạn nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn .
Lưu ý không nên sử dụng các thuốc này cho những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc và đặc biệt các bệnh nhân suy thận nặng, trẻ nhỏ thì không nên dùng thuốc này.
Nhôm hydroxyd – al(oh)3
Tương tự như magie hydroxyd , nhôm hydroxyd được sử dụng trong các trường hợp tăng tiết acid dạ dày gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua ở những người có loét hoặc không có loét dạ dày tá tràng. Trong các trường hợp bệnh nhân bị các triệu chứng trào ngược dạ dày- thực quản : ợ hơi, buồn nôn, nôn, nóng rát dưới xương ức,..
Liều dùng :
Người lớn: dạng viên nhai mỗi lần 0,5 - 1,0g, dạng hỗn dịch uống mỗi lần 320 - 640 mg, ngày 4 lần.
Trẻ em: 6- 12 tuổi: dạng hỗn dịch uống mỗi lần 320 mg, ngày 3 lần. Tác dụng không mong muốn :
- Chát miệng, buồn nôn, cứng bụng, táo bón, phân trắng, giảm photphat máu.
- Nguy cơ nhuyễn xương khi chế độ ăn ít phosphat hoặc điều trị lâu dài.
- Tăng nhôm trong máu gây bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.
Ngoài ra còn có các chế phẩm phối hợp giữa 2 loại trên, có thể làm giảm được tác dụng không mong muốn của cả 2 loại thuốc trên , do thuốc kháng acid có chưa magie có tác dụng nhuận tràng, còn thuốc chứa nhôm lại có thể gây táo bón.
Thuốc làm giảm bài tiết acid dạ dày
Thuốc kháng histamin h2 :
Sử dụng trong các trường hợp loét dạ dày- tá tràng lành tính , kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroidCác trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng tăng tiết acid dịch vị làm giảm tiết acid dịch vị trong một số trường hợp loét đường tiêu hóa khác có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày - ruộtLưu ý khi sử dụng thuốc này phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, đặc biệt ở người trung niên trở lên vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng , làm chậm chẩn đoán ung thư.Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như : Ỉa chảy và các rối loạn tiêu hóa khác, tăng enzym gan, đau đầu, chó ng mặt, phát ban. Hiếm gặp viêm tụy cấp, chậm nhịp tim, nghẽn nhĩ thất, lẫn lộn, trầm cảm, ảo giác (đặc biệt ở người già), rối loạn về máu, phản ứng quá mẫn.Chứng vú to ở đàn ông và thiểu năng tình dục gặp ở người dùng cimetidin nhiều hơn các thuốc kháng histamin h2 khác.Một số thuốc có trong nhóm như : Cimetidin : hấp thu nhanh khi uống, tuy nhiên lại gây nhiều tác dụng không mong muốn nên trong các trường hợp cần phối hợp nhiều thuốc không nên chọn cimetidinRanitidin, famotidin, nizatidin,..
Thuốc ức chế bơm proton :
Nhóm này được sử dụng trong các trường hợp loét dạ dày- tá tràng lành tính, phòng và điều trị các trường hợp loét do dùng thuốc chống viêm không steroid, bệnh trào ngược dạ dày có các triệu chứng nặng hoặc biến chứng. Dự phòng trong trường hợp hít phải acid khi gây mê.Khi sử dụng nên thận trọng với những người suy gan, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, đặc biệt cần loại trừ khả năng ung thư dạ dày trước khi dùng nhóm thuốc này.Thuốc có khả năng dung nạp tốt nên chỉ gây ra các tác dụng không mong muốn như khô miệng, rối loạn tiêu hóa, tăng enzym gan, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác,... Do thuốc làm giảm acid có trong dạ dày nên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, có thể gây ung thư dạ dày.Các thuốc trong nhóm như :
- Omeprazole :
Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế đặc hiệu quá trình tiết axit của dạ dày đồng thời ức chế quá trình bơm proton ở tế bào viền trên niêm mạc dạ dày. Do vậy, thuốc giúp cho quá trình hồi phục các vết loét tổn thương trong dạ dày diễn ra nhanh hơn.Loét dạ dày - tá tràng: uống mỗi ngày một lần 20 mg trong 4 tuần nếu loét tá tràng, trong 8 tuần nếu loét dạ dày. Trường hợp bệnh nặng hoặc tái phát có thể tăng liều tới 40 mg một ngày (uống hoặc tiêm tĩnh mạch).Dự phòng tái phát: 10- 20 mg/ ngàyhội chứng zollinger- ellison: liều khởi đầu 60 mg/ ngày. Sau đó điều chỉnh liều trong khoảng 20- 120 mg/ ngày tuỳ đáp ứng lâm sàng.
- pantoprazol:
Uống mỗi ngày một lần 40 mg vào buổi sáng trong 2 - 4 tuần nếu loét tá tràng hoặc 4- 8 tuần nếu loét dạ dày. Trường hợp bệnh nặng có thể tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch mỗi ngày một lần 40 mg đến khi người bệnh có thể uống lại được.
- Lansoprazol
Loét dạ dày: mỗi ngày uống 30 mg vào buổi sáng trong 8 tuần.
Loét tá tràng: mỗi ngày uống 30 mg vào buổi sáng trong 4 tuần.
Liều duy trì: 15 mg/ ngày.
- Rabeprazol
Mỗi ngày uống 20 mg vào buổi sáng trong 4 - 8 tuần nếu loét tá tràng hoặc 6- 12 tuần nếu loét dạ dày.
Lưu ý: các thuốc ức chế bơm proton bị phá huỷ trong môi trường acid nên phải dùng dưới dạng viên bao tan trong ruột. Khi uống phải nuốt nguyên cả viên với nước (không nhai, nghiền) và uống cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng, trước khi đi ngủ tối).
Ngoài các loại thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, người ta cũng sử dụng một số loại thảo dược trong quá trình điều trị dư lượng acid trong dạ dày như :
Nghệ
Trong thành phần nghệ có chứ curcumin rất tốt cho việc chống acid , đồng thời làm lành vết thương nhanh chóng nên được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất thường xuyên.Nghệ khi được sử dụng kết hợp với mật ong thường làm tăng hiệu quả lên rất nhiều lần.
Chè dây
Trong chè dây có chứa flavonoid, có tác dụng làm giảm tiết dịch vị, đồng thời làm giảm acid tự do và acid toàn phần. Có tác dụng cắt cơn đau nhanh chóng, đồng thời chống viêm, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Lá khôi
Tanin là hoạt chất chính có chứa trong lá khôi, hoạt chất này có tác dụng chống viêm, se vết loét, giúp liền sẹo, đồng thời làm giảm sự gia tăng của acid trong dạ dày. Đây là một trong những loại thảo dược được sử dụng nhiều nhất trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Những lưu ý để tránh mắc bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng :
Thay đổi lối sống là cách hữu hiệu giúp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
- Trong chế độ ăn cần bổ sung trái cây, rau xanh và ngũ cốc
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các loại rượu bia, chất kích thích,..
- Tránh làm việc quá căng thẳng, stress nhiều cũng làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày. Không nên thức khuya
- Luyện tập thể dục thường xuyên, phù hợp với tình hình sức khỏe.
- Ăn uống đúng giờ, tránh ăn các đồ cay nóng, ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu.
Hi vọng với những kiến thức được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn có những hiểu biết nhất định về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và các thuốc trung hòa acid dạ dày, là những thuốc điều trị chính của căn bệnh này.
Xem thêm:
- Phụ nữ mang thai, người bị nóng gan, tiêu chảy tuyệt đối không nên ăn tỏi. Vây lý do là gì?
- Cắt dạ dày có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ?
- Những thực phẩm tốt nhất cho người đau dạ dày