Thuốc trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm phế quản ở trẻ là một loại bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Lúc này, thuốc trị bệnh viêm phế quản ở trẻ là rất cần thiết để giúp giảm các triệu chứng cũng như điều trị bệnh hiệu quả, tránh được các biến chứng. Vậy nên dùng thuốc trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ như thế nào?
Thuốc trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm phế quản ở trẻ là một loại bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Lúc này, thuốc trị bệnh viêm phế quản ở trẻ là rất cần thiết để giúp giảm các triệu chứng cũng như điều trị bệnh hiệu quả, tránh được các biến chứng. Vậy nên dùng thuốc trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ như thế nào? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để các bậc cha mẹ cùng tham khảo.
1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, diễn biến bệnh thường: ban đầu là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (có các triệu chứng như: ho, cảm lạnh và viêm xoang); sau đó nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới 2 cuống phổi, gây tắc nghẽn cho tiểu phế quản, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp dưới (tức là viêm phế quản). Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, ho nhiều, tiết nhiều dịch đờm màu xám hoặc màu vàng xanh, bị đau rát cổ họng,...
2. Nguyên nhân mắc bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản đa phần là do virus hoặc do vi khuẩn gây nên. Virus thường là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản trong giai đoạn đầu còn vi khuẩn sẽ là kẻ được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục tấn công vào đường hô hấp của trẻ.
Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại,... cũng chính là nguyên nhân khiến cho không chỉ người lớn mà còn trẻ nhỏ cũng bị mắc bệnh viêm phế quản.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột cũng rất dễ khiến trẻ bị mắc viêm phế quản và khiến bệnh có thể tiến triển nhanh hơn đối với những trẻ đang mắc bệnh,...
3. Thuốc trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Viêm phế quản phần lớn là do vi khuẩn gây nên, bởi vậy việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh thường không cho hiệu quả và không được khuyên dùng. Chỉ có một số trường hợp, xác định bệnh là do vi khuẩn gây nên thì sẽ được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ, thông thường bệnh viêm phế quản sẽ tự khỏi chỉ sau vài ngày bằng cách chăm sóc và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mà không cần dùng thuốc.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng các bài thuốc dân gian sau để điều trị bệnh cho trẻ:
* Bài thuốc 1: Sử dụng sứa 50g đem rửa sạch phần muối bằng nước; củ năng 200g rửa sạch và để cả vỏ bổ ra. Sau đó cho cả sứa và măng vào nồi đất sắc với 3 ly nước. Cho trẻ uống từ từ lúc thuốc còn nóng, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần.
* Bài thuốc 2: Sử dụng 600g tỏi, đem bóc vỏ và băm nhuyễn; mật ong 900g. Cho tỏi đã băm nhuyễn và mật ong vào nồi ninh thành cao. Mỗi ngày cho trẻ uống 3 lần, mỗi lần uống 3 thìa cafe.
4. Một số lưu ý khi điều trị viêm phế quản ở trẻ
– Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc trị ho, hay thuốc ức chế ho bởi ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các dị vật và đờm ra bên ngoài. Việc này sẽ giúp đường thở của trẻ được hoạt động tốt hơn.
– Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ và giữ nhiệt độ trong phòng được ổn định.
– Nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp làm loãng đờm, mặc áo quần thông thoáng để giúp hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ thì cha mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen hay ibuprofen sẽ giúp trẻ hạ sốt và giảm đau, cần cho trẻ uống theo đúng liều lượng.
– Cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách, thường xuyên theo dõi những biểu hiện bệnh viêm phế quản.
5. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện khám chữa
- Khi trẻ có hiện tượng tím tái và ngừng thở.
- Trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa, có biểu hiện hôn mê, sốt li bì,...
- Trẻ thở khò khè nặng, nhiều lúc còn phải thở bằng miệng.
- Trẻ ho nhiều và kéo dài thành từng cơn (tuy nhiên cũng có thể ho khan hoặc ho có đờm).
- Nhịp thở của trẻ nhanh trên 60 lần/phút.
Trên đây là một số thông tin cần thiết giúp cha mẹ có thể ứng phó kịp thời khi trẻ bị viêm phế quản. Tuy nhiên, việc dùng bất kì một loại thuốc nào để làm giảm triệu chứng của trẻ cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý điều trị.