Thuốc trị bệnh ghẻ công hiệu là loại nào?
Ghẻ là bệnh ngoài da có thể lây qua nhiều con đường, đặc biệt là tiếp xúc cơ thể gần. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng, tập thể, nhưng nơi vệ sinh kém... Vì vậy, khi mắc bệnh này cần điều trị triệt để. Vậy có những loại thuốc điều trị ghẻ công hiệu nào? Hãy đọc bài viết sau đây của HoiBenh.
Thuốc trị bệnh ghẻ công hiệu là loại nào?
Ghẻ là bệnh ngoài da có thể lây qua nhiều con đường, đặc biệt là tiếp xúc cơ thể gần. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng, tập thể, nhưng nơi vệ sinh kém... Vì vậy, khi mắc bệnh này cần điều trị triệt để. Vậy có những loại thuốc trị bệnh ghẻ công hiệu nào? Hãy đọc bài viết dưới đây của HoiBenh.
1. Ghẻ là bệnh gì?
Ghẻ là bệnh da liễu hay gặp vào mùa xuân hè. Ở những nước kém phát triển, điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng không đảm bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng gây bệnh ghẻ sinh trưởng và phát triển mạnh trên da.
Bệnh ghẻ có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp từ người bệnh sang người lành qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chăn màn, giường chiếu, khăn mặt... Bệnh thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như kẽ ngón chân, tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, cạp quần, bẹn...
Những người vệ sinh không sạch sẽ, thường ra nhiều mồ hôi, hay tiếp xúc với nước bẩn cũng rất dễ mắc bệnh ghẻ. Khi bị ghẻ, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa nhiều về đêm, triệu chứng ngứa tăng khi trời nóng, càng gãi càng ngứa. Xuất hiện nhiều mụn nước khu trú ở vùng da bị bệnh. Mụn nước vỡ ra có thể gây nhiễm khuẩn thứ phát, gây biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên. Con ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì chúng chết ngay sau khi giao hợp. Ghẻ cái gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da. Chúng sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Khi ở trong da, ghẻ cái sẽ liên tục đẻ trứng trong vòng 4-6 tuần liền. Mỗi ngày chúng đẻ từ 2 – 3 trứng.
Ghẻ lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người lành với người bị ghẻ. Thông thường là do nằm chung giường, mặc chung quần áo... Bệnh lây lan chủ yếu trong phạm vi gia đình, bởi việc tiếp xúc thường xuyên với người bị ghẻ nên việc phòng tránh bệnh thường khó khăn. Đặc biệt, ghẻ cũng là loại bệnh nằm trong nhóm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
3. Các triệu chứng của bệnh
Đối với những người mới lần đầu bị ghẻ, người bệnh hầu như không có biểu hiện ngứa trong vòng 2 tuần đầu. Còn đối với những người tái nhiễm bệnh ghẻ thì da sẽ thường xuyên bị ngứa. Thậm chí bị ngứa dữ dội ngay khi bị cái ghẻ xâm nhập vào da.
Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mụn nước nhỏ ở kẽ tay, các nếp gấp bàn tay và ngón tay, vùng thắt lưng, háng... Đối với người lớn, các mụn nước thường tập trung ở một số các bộ phận trên cơ thể còn với trẻ em thì mụn ngứa thường mọc khắp người. Bệnh gây ngứa nhiều nhất về ban đêm.
4. Thuốc trị bệnh ghẻ công hiệu
Hiện nay, các loại thuốc trị bệnh ghẻ công hiệu chủ yếu là các loại thuốc có khả năng diệt trừ sự sinh sôi, phát triển cũng như gây bệnh của con cái ghẻ.
Dầu DEP (DiEthylPhtalat)
Đây là chất lỏng không màu, không mùi, sánh, tuyệt đối không gây kích ứng da và gây bẩn quần áo. Khi bôi bạn chỉ bôi lên vết ghẻ, không bôi lên vùng xung quanh, không bôi lên niêm mạc và tuyệt đối tránh dính vào mắt. Bôi lên vùng bị ghẻ ngày 2-3 lần cả vào ban đêm. Thực hiện liên tục 3 ngày, sau đó mới tắm sạch sẽ, giặt quần áo. Cách chữa bệnh ghẻ này khá hiệu quả.
Giá tham khảo: 5.000 đến 7.000 đồng/lọ 10g.
Dầu Benzyl benzoat 33%
Với dầu này, cách chữa bệnh ghẻ nhanh nhất là không nhất thiết bạn phải tắm trước khi bôi. Hãy bôi lên vùng tổn thương trừ đầu và mặt, bôi lần thứ hai sau 20 phút, các lần tiếp theo có thể bôi thêm sau 24h. Đến ngày thứ 3 tắm sạch sẽ bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Thực hiện liên tục điều trị như lộ trình trên cho đến khi lành bệnh.
Giá tham khảo: 700.000 đồng/lọ
Kem Eurax trị ghẻ và sẩn ngứa
Đây là thuốc có tác dụng trị ngứa, diệt cái ghẻ. Bạn nên dùng với liều lượng: Ngứa bôi 2 – 3 lần/ngày, ghẻ bôi 1 lần vào buổi tối trong 2 – 3 ngày. Lưu ý chỉ bôi một lớp mỏng, tắm trước khi bôi, tuyệt đối không dùng nếu bệnh ngoài da chảy nước, mẫn cảm. Tuy nhiên, không dùng thuốc cho người mang thai, trẻ dưới 30 tháng tuổi.
Giá tham khảo: 45.000 đến 50.000 đồng.
Tóm lại, dù dùng phương pháp, loại thuốc điều trị nào thì cũng cần điều trị đồng thời cả người bệnh và người liên quan. Không ngủ chung giường với người bệnh. Đặc biệt, nếu nghi ngờ có dấu hiệu bệnh và chưa biết cách xử trí bạn nên đến các sơ sở y tế, phòng khám da liễu để các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.