Thuốc Phosphalugel là gì? Uống Phosphalugel nhiều có sao không?
Với những bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày – tá tràng hoặc dạ dày – thực quản thì cái tên Phosphalugel không còn là một loại thuốc xa lạ. Vậy thuốc Phosphalugel là gì? Uống Phosphalugel nhiều có sao không?
Thuốc Phosphalugel là gì? Uống Phosphalugel nhiều có sao không?
Với những bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày – tá tràng hoặc dạ dày – thực quản thì cái tên Phosphalugel không còn là một loại thuốc xa lạ. Phosphalugel thường thấy ở hầu hết các đơn thuốc về bệnh lý hệ tiêu hóa. Vậy thuốc Phosphalugel là gì, uống Phosphalugel nhiều có sao không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Thuốc phosphalugel là gì?
Thuốc Phosphalugel hay còn gọi là thuốc đau dạ dày chữ P theo cách gọi dân dã.
Hoạt chất chính của Phosphalugel là: Aluminium phosphat (Nhôm phosphat)
Phân nhóm dược lý: thuốc kháng axit.
Tên biệt dược: Phosphalugel®
Chỉ định:
- Thuốc có tác dụng làm giảm tính acid của dạ dày, sử dụng để làm dịu nhanh các cơn đau bỏng rát và tình trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày và thực quản.
- Bệnh viêm thực quản, viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày – tá tràng, kích ứng dạ dày, các hội chứng thừa acid như rát bỏng, ợ chua và hiện tượng tiết nhiều acid (ví dụ tăng tiết trong thời kỳ thai nghén).
- Dùng trong trường hợp rối loạn hoạt động của dạ dày do thuốc điều trị bệnh khác, chế độ ăn không lành mạnh: dùng quá nhiều nicotin, cafe, kẹo, thức ăn quá nhiều gia vị.
- Hỗ trợ điều trị biến chứng của thoát vị cơ hoành, viêm đại tràng (bệnh Crohn).
Cách dùng Phosphalugel
Người lớn
Người lớn uống 1 – 2 gói/ lần và uống từ 2 – 3 lần/ngày, uống không quá 6 gói/ngày. Có thể dùng nguyên chất hoặc pha với một ít nước. Với từng tình trạng bệnh cụ thể, thời gian uống sẽ khác nhau.
- Bệnh lý loét dạ dày – tá tràng: uống Thuốc Phosphalugel sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ hoặc uống ngay khi có cơn đau.
- Bệnh lý về ruột: uống buổi sáng lúc đói hoặc buổi tối trước khi ngủ.
- Bệnh viêm dạ dày, khó tiêu: uống trước bữa ăn.
- Thoát vị khe thực quản, trào ngược dạ dày - thực quản, viêm thực quản: uống Thuốc Phosphalugel sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Trẻ em
Dưới 6 tháng: uống 1⁄4 gói (1 muỗng cafe) sau mỗi 6 cữ ăn.
Trên 6 tháng: uống 1⁄2 gói (2 muỗng cafe) sau mỗi 4 cữ ăn.
Uống Phosphalugel nhiều có sao không?
Thuốc Phosphalugel sử dụng trong điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày rất phổ biến. Vậy nếu uống Phosphalugel nhiều có sao không?
Nếu uống Phosphalugel nhiều sẽ gây ra táo bón nặng, nhất là với người cao tuổi, người bệnh liệt giường. Tuy nhiên, với công thức hiện nay có bổ sung dung dịch sorbitol 70%, nên tình trạng táo bón đã được khắc phục.
Khi sử dụng loại thuốc này, muốn đạt hiệu quả cao thì người bệnh không nên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá, gia vị cay – nóng hoặc chua để tránh kích thích dạ dày. Nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu để tránh tạo gánh nặng cho dạ dày và uống nhiều nước để hạn chế táo bón.
Chống chỉ định tuyệt đối của Phosphalugel
- Người bị mẫn cảm với Nhôm, chế phẩm chứa Nhôm hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị bệnh thận nặng
Cẩn trọng khi sử dụng Phosphalugel
- Tránh điều trị liều cao lâu dài ở người bệnh suy thận.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có các triệu chứng đau, kèm sốt hoặc nôn và các triệu chứng khó chịu khác không mất đi sau 7 ngày dùng thuốc Phosphalugel.
- Đối với phụ nữ có thai, các thuốc kháng acid thường được xem là an toàn, tuy nhiên nên tránh dùng lâu dài, liều cao.
- Đối với phụ nữ cho con bú, một lượng nhỏ nhôm qua được sữa mẹ, tuy nhiên nồng độ không đủ gây tác hại đến trẻ bú mẹ.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú.
- Thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về các thuốc đang dùng để điều trị bệnh mãn tính và bắt buộc phải tuân thủ thời điểm uống thuốc theo chỉ định (ví dụ: tetracycline, thuốc sắt, glycosid tim... nên dùng cách 2 giờ sau khi dùng Phosphalugel). Tránh tương tác thuốc xảy ra.
Xem thêm:
- Những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày
- Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
- Phụ nữ mang thai có được sử dụng thuốc Phosphalugel không?