Thuốc Nabumeton có tác dụng gì?
Thuốc Nabumeton là một loại thuốc nằm trong nhóm thuốc chống viêm không Steroid (một hormone kích thích cơ bắp). Thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc Nabumeton.
Thuốc Nabumeton có tác dụng gì?
Thuốc Nabumeton là một loại thuốc nằm trong nhóm thuốc chống viêm không Steroid (một hormone kích thích cơ bắp). Thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc Nabumeton.
Các thông số của thuốc Nabumeton
- Nhóm thuốc: Chống viêm không Steroid (NSAIDS).
- Dạng bào chế: viên nén bao phim
- Hàm lượng: có loại 500mg, loại 750mg.
- Biệt dược: Binexmetone Tablet, Nabuflam, Philunimeton.
- Một số biệt dược mới như: Butocox, Enrofet, Fonotim Tab, Nabumeton, Nabumeton 500-US, Nabumeton 750-US, Nabumeton 500.
- Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh để bị ẩm và ánh sáng.
Tác dụng của thuốc Nabumeton
Thuốc Nabumeton thuộc nhóm chống viêm phi Steroid (NSAIDS), nó có tác dụng chính là giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau không gây nghiện. Nabumeton có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa như trong trường hợp đau do chấn thương, viêm khớp, đau nhức xương khớp.
Chỉ định thuốc Nabumeton trong trường hợp nào?
Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Bị bệnh viêm xương khớp.
- Bị bệnh viêm khớp dạng thấp
- Các tình trạng cần dùng thuốc chống viêm.
Chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định của thuốc Nabumeton bao gồm các trường hợp:
- Bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân nhạy cảm với Aspirin hoặc các thuốc thuộc nhóm NSAID khác (có biểu hiện hen, polyp mũi, phù mạch, nổi mề đay sau khi dùng thuốc).
- Bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng tiến triển.
- Bệnh nhân bị suy gan, suy tim nặng.
- Bệnh nhân suy thận nặng không thẩm tách máu.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng.
Các đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Nabumeton gồm có:
- Bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa trên phải ngừng sử dụng thuốc nếu xuất hiện dấu hiệu loét hoặc xuất huyết tiêu hóa.
- Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông như Warfarin cần phải thận trọng, vì khi sử dụng đồng thời hai loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Bệnh nhân bị suy thận, suy tim, suy gan.
- Bệnh nhân bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não.
- Bệnh nhân bị tăng lipid máu.
- Bệnh nhân bị tiểu đường.
- Bệnh nhân nghiện thuốc lá.
- Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị hen suyễn.
- Bệnh nhân đang uống thuốc lợi tiểu.
- Người lớn tuổi.
- Đồng thời cần phải thận trọng khi sử dụng để điều trị triệu chứng mạn tính.
- Bệnh nhân đang uống Lithi mà sử dụng Nabumeton có thể bị ngộ độc Lithi, do Nabumeton làm tăng tính độc của cycle sporine với thận.
Với các bệnh nhân trên, khi sử dụng thuốc Nabumeton cần phải theo dõi tình trạng xuất huyết tiêu hóa, và các triệu chứng của bệnh.
Các tác dụng phụ của thuốc Nabumeton
Khi sử dụng thuốc Nabumeton, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dung phụ sau:
- Loét, chảy máu, buồn nôn hoặc nôn, có thể nôn ra máu, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đại tiện phân đen.
- Khó thở, co thắt phế quản, suyễn.
- Nổi mề đay, ngứa, phù.
- Cao huyết áp, suy tim.
Khi sử dụng liều cao, kéo dài có thể gặp các phản ứng phụ sau:
- Huyết khối động mạch.
- Viêm thận kẽ.
- Hội chứng viêm và suy thận.
- Chức năng gan bất thường.
- Viêm gan vàng da.
- Viêm thần kinh mắt.
- Nhức đầu.
- Dị cảm.
- Viêm màng não không do nhiễm khuẩn.
- Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt.
- Thiếu máu không tái tạo, thiếu máu tan máu.
Liều lượng và cách dùng thuốc Nabumeton
Thuốc Nabumeton được uống trong bữa ăn hoặc sau khi ăn, uống thuốc với nhiều nước.
Khi sử dụng phải lựa chọn liều thấp nhất mà vẫn đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
Người lớn
- Sử dụng liều duy nhất 2 viên vào buổi tối trước khi ngủ.
- Trong trường hợp triệu chứng đau nặng hoặc đau liên tục, thì có thể uống thêm 1 hoặc 2 viên vào buổi sáng.
Người già
- Do nồng độ thuốc trong máu người già thường cao hơn, nên liều dùng không được vượt quá 2 viên/ngày.
- Nhằm tránh các phản ứng phụ không mong muốn, nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân phải được theo dõi tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Trẻ em
Hiện tại chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng thuốc Nabumeton cho trẻ em.
Các triệu chứng xảy ra khi uống quá liều và cách xử trí:
- Khi uống quá liều thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: bệnh nhân thấy nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau tức vùng thượng vị, có thể chảy máu dạ dày – ruột, ít khi bị tiêu chảy. Bệnh nhân có thể bị mất định hướng, kích thích, hôn mê hoặc ngủ gà, ù tai, chóng mặt, có khi bị co giật.
Trong trường hợp bị quá liều nặng, bệnh nhân có thể bị suy thận cấp và tổn thương gan.
- Cách xử trí khi uống quá liều: Điều trị chủ yếu theo triệu chứng bệnh nhân mắc phải.
Bệnh nhân sẽ được cho uống than hoạt trong khoảng thời gian 1 giờ sau khi uống quá liều.
Với người lớn có thể rửa dạ dày trong khoảng 1 giờ sau khi uống thuốc liều cao.
Bệnh nhân cần được đảm bảo thông tiểu tốt.
Theo dõi chặt chẽ chức năng gan, chức năng thận của bệnh nhân.
Bệnh nhân phải được theo dõi ít nhất 4 tiếng liên tục sau khi sử dụng thuốc quá liều.
Sử dụng thuốc Diazepam tiêm tĩnh mạch, nếu có những cơn co giật thường xuyên hoặc kéo dài.
Tùy theo các dấu hiệu lâm sàng cụ thể của từng bệnh nhân mà có thể chỉ định các biện pháp khác để xử trí.
Tương tác với các thuốc khác
Thuốc Nabumeton sẽ tương tác với các thuốc NSAID khác, thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc Glycosid tim, Methotrexat, Lithi, Cyclosporin.
Các bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật chọn lọc, phải dừng thuốc Nabumeton trước đó ít nhất 02 ngày.
Việc sử dụng thuốc Nabumeton phải tuân thủ theo đúng chỉ định, liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc, hoặc tự ý tăng hay giảm liều thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu xuất hiện các tác dụng phụ cần phải báo cáo cho bác sĩ biết để có hướng xử trí kịp thời.
Xem thêm:
- 7 thực phẩm có khả năng thay thế thuốc kháng sinh
- Vì sao lại có tình trạng kháng kháng sinh?