Thuốc kháng sinh uống trước hay sau ăn?
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, quan trọng nhất là phải sử dụng thật đúng liều lượng, thời điểm để đạt hiệu quả mong muốn. Trong đó, không ít người bệnh băn khoăn nên dùng thuốc kháng sinh uống trước hay sau ăn. Hãy cùng tham khảo những thông tin sau để có cái nhìn rõ hơn về thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh uống trước hay sau ăn?
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, quan trọng nhất là phải sử dụng thật đúng liều lượng, thời điểm để đạt hiệu quả mong muốn. Trong đó, không ít người bệnh băn khoăn nên dùng thuốc kháng sinh uống trước hay sau ăn. Hãy cùng tham khảo những thông tin sau để có cái nhìn rõ hơn về thuốc kháng sinh.
Sự khác biệt của thuốc kháng sinh uống trước hay sau ăn
Trong cơ thể, dạ dày khi có và khi không có thức ăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ di chuyển của các loại thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng. Thuốc sau khi vào dạ dày lúc đói sẽ chỉ mất từ 10 đến 30 phút để di chuyển xuống ruột. Trong khi đó, nếu chúng ta ăn no, tốc độ di chuyển của thuốc sẽ giảm, thời gian di chuyển qua khỏi dạ dày có thể mất từ 1 đến 4 giờ. Vì vậy, khi uống thuốc lúc no thuốc sẽ tồn lại lâu hơn trong dạ dày và tác dụng tốt xấu của thuốc đối với cơ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc điều trị bệnh. Vậy nên thuốc kháng sinh uống trước hay sau ăn sẽ phụ thuộc vào đặc tính điều trị của thuốc.
Thuốc kháng sinh nào nên uống sau ăn?
Khi cân nhắc các loại thuốc kháng sinh uống trước hay sau ăn thì các loại thuốc mà kích thước hạt chịu ảnh hưởng cùng với độ hấp thu như nitrofurantoin (điều trị nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính ở niệu đạo), griseofulvin (thuốc kháng sinh điều trị các loại nấm ngoài da), spironolacton (điều trị xơ gan cổ trướng, phù nề)... nên uống trong bữa ăn thì dịch dạ dày và thức ăn sẽ nhào nặn giúp các hạt thuốc trộn đều làm tăng độ ẩm và dễ hấp thu.
Với các thuốc tan mạnh trong dầu mỡ như sulfamid, griseofulvin, phenytoin (trị động kinh và các cơn tâm thần vận động)... thì nên uống trong bữa ăn giàu chất béo. Nhằm tránh hiện tượng không dung nạp đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thì đối với các loại thuốc kháng nấm ketoconazol nên uống trong bữa ăn, tuy nhiên cần tránh uống rượu.
Các thuốc chống viêm hạ nhiệt giảm đau không steroid: aspirin, ibuprofen, ketoprofen, diclofenac, kèm với nguy cơ loét dạ dày, cần uống thuốc vào bữa ăn và không được uống rượu.
Các thuốc chống sốt rét như chloroquin (niraquin), proguanil (paludein), mefloquin (lariam): uống vào cuối bữa ăn để cải thiện sự dung nạp đường tiêu hóa.
Thuốc sinh sinh nào nên uống trước ăn?
Thuốc kháng sinh tetracyclin dễ tạo phức với ion canxi hóa trị 2 (Ca 2+ trong thức ăn nhất là sữa), hay các cation kim loại khác có trong thức ăn làm biến đổi tính chất của thuốc mất tác dụng kháng sinh. Bởi vậy, cần uống tetracyclin và các biệt dược của nó cách xa bữa ăn (trước hoặc sau bữa ăn ít nhất 1,5 – 2 giờ).
Với thuốc kháng sinh ampicilin cũng dễ bị ức chế bởi thức ăn, không nên uống ngay sau bữa ăn; tuy nhiên, amoxycilin (chỉ định như ampicilin) thì không bị ức chế bởi thức ăn. Với đa số các kháng sinh nhóm macrolid (erythromycin, spiramycin, josamycin...) sự hấp thu sẽ tốt hơn nếu dùng xa bữa ăn và nên uống vào lúc đói; đối với erythromycin nên uống ngay trước bữa ăn. Cefalexin (ceporexin, reforal), oxacilin phải uống xa bữa ăn để hấp thu tốt hơn.
Những thuốc có tác dụng phụ gây nôn do cơ chế trung ương như opiat, thuốc chống ung thư... thì cần phải uống xa bữa ăn.
Những loại thuốc không ảnh hưởng bởi việc ăn no
Bên cạnh những lưu ý trên, một số thuốc kháng sinh uống trước hay sau ăn sẽ không bị thức ăn làm ảnh hưởng đến hấp thu hoặc phá hỏng, có thể uống vào lúc nào cũng được. Thí dụ, với các kháng sinh nhóm quinolon (norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin...) có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn, sự hấp thu không bị ảnh hưởng. Amoxycilin (clamoxil) cũng vậy, có thể uống trong khi ăn hoặc ngoài bữa ăn.
Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh
Trong liệu pháp điều trị bằng kháng sinh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thực hiện đúng liệu trình
Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ nếu bạn được bác sĩ kê đơn kháng sinh là phải dùng hết liệu trình.Thường thì mọi người hay cảm thấy khỏe hơn và nghĩ rằng thuốc đã có tác dụng và không cần dùng thêm nữa. Điều này có thể khiến cho toàn bộ liệu trình sử dụng thuốc trở nên vô tác dụng, vì thế luôn uống thuốc đủ số ngày mà bác sĩ đã ghi trong đơn.
Nên bổ sung thêm lợi khuẩn
Bên cạnh việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh cũng diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì thế khi bạn được kê đơn dùng kháng sinh, thì sử dụng thêm các sản phẩm chứa các lợi khuẩn sẽ là một cách làm khôn ngoan để bảo vệ đường tiêu hóa.Bạn có thể mua các sản phẩm này ở dạng viên, dạng bột hoặc dạng uống. Nhưng dù chọn dạng nào thì cũng cần đảm bảo là sản phẩm được chọn chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi.
Đặc biệt tránh bia rượu
Mặc dù bia rượu không làm giảm hiệu quả của kháng sinh mà bạn đang sử dụng, song tốt nhất là nên tránh uống bia rượu khi đang dùng kháng sinh. Chất cồn có thể gây kích ứng dạ dày và những tác dụng phụ khác trong khi dùng kháng sinh.Bạn hoàn toàn có thể sống mà không có bia rượu trong vài ngày, và việc uống cũng chẳng giúp bạn thấy khá hơn, vì thế hãy kiêng bia rượu cho đến khi bạn kết thúc liệu trình điều trị.
Uống thuốc đúng thời điểm
Một điều cũng quan trọng là sử dụng thuốc vào thời điểm thích hợp. Nếu bạn cần dùng thuốc 2 lần mỗi ngày thì cần đảm bảo là bạn không quên mất một lần. Cũng cần kiểm tra xem thuốc nên uống trước hay sau khi ăn.Một số thuốc kháng sinh cần uống khi đói, trong khi một số khác lại nên uống trong bữa ăn. Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ hay dược sĩ về thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất.
Xem xét tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Bạn có thể sử dụng kháng sinh mà không bị bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, cũng có khả năng bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ nhất định, vì thế cần biết về chúng. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nặng nào cho thấy bạn bị dị ứng, thì cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Những thức ăn cần tránh khi dùng thuốc kháng sinh
Một số kháng sinh sẽ không hiệu quả nếu sử dụng cùng với các vitamin và muối khoáng như can xi hay sắt. Nếu thế, hãy tránh uống chúng cùng lúc với các chế phẩm bổ sung can xi hoặc sắt, hoặc những thực phẩm chứa can xi.
Đọc thật kỹ thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng để xem liệu thuốc mà bác sĩ kê đơn cho bạn có nằm trong số đó hay không. Quả bưởi cũng có thể là một vấn đề vì hàm lượng a xít của nó.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Nếu bạn được kê đơn kháng sinh khi đang mang thai, hãy đảm bảo là bác sĩ đã biết về tình trạng thai nghén của bạn. Một số kháng sinh không được dùng trong khi mang thai, do đó bác sĩ cần biết để có thể kê đơn loại thuốc phù hợp cho phụ nữ có thai.
Xem thêm:
- Thuốc giảm đau nên uống trước hay sau khi ăn?
- Có nên uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu không?
- Thuốc kháng sinh là gì? Sử dụng ra sao để có hiệu quả?