Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng nên dùng loại thuốc nào thì tốt

Tủy răng là một tổ chức đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh... nằm trong một hốc giữa ngà răng. Chúng có thể bị viêm do vi khuẩn, hóa chất và nhiều yếu tố khác. Vậy dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng nào thì tốt?

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng nên dùng loại thuốc nào thì tốt Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng nên dùng loại thuốc nào thì tốt

Bạn có đang bị viêm tủy răng ?

Viêm tủy răng là tình trạng biến chứng tăng nặng của bệnh lý sâu răng. Tác nhân gây viêm tủy răng thường gặp nhất là vi khuẩn. Chúng tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và cuống răng... Ngoài ra, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân...), sang chấn, thay đổi áp suất môi trường... cũng có thể gây viêm. Một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Khi bị viêm tủy răng, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Thông thường, viêm tủy răng xuất hiện dưới dạng những cơn đau dữ dội kéo dài 2 - 3 giờ.
  • Xuất hiện với tần suất lớn về đêm.
  • Đau tại chỗ vùng viêm tủy răng, đôi khi đau buốt lan tới nửa mặt hoặc nửa đầu.
  • Đau bất chợt dù không bị kích thích (như đồ ăn nóng lạnh, nhai...)

Khi phát hiện bản thân bị viêm tủy răng, bệnh nhân cần được thăm khám và lựa chọn thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng phù hợp.

Những giai đoạn của viêm tủy răng

Viêm là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh. Bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau:

  • Viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm): Nguyên nhân thường do sâu răng. Người bệnh tự nhiên thấy xuất hiện cơn đau thoáng qua. Cơn đau có dấu hiệu nặng hơn về ban đêm, dễ nhầm với cảm giác ê buốt của sâu răng. Các kích thích (đụng chạm, nóng, lạnh) có thể làm xuất hiện cơn đau hoặc gia tăng cường độ đau. Thông thường, giai đoạn này sẽ tồn tại không lâu, nếu không được điều trị sẽ chuyển sang các thể viêm tủy khác.
  • Viêm tủy răng cấp: Người bệnh tự nhiên xuất hiện từng cơn đau dữ dội, đau đến chảy nước mắt khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay uống nước lạnh; đau lan ra các răng kế cận. Hết cơn, người bệnh lại bình thường. Nếu có mủ xuất hiện, người bệnh đau dữ dội hơn, đau giật như mạch đập, như gõ trống trong tai, răng đau có cảm giác lung lay nhẹ và trồi cao hơn các răng khác.
  • Viêm tủy mạn tính: Người bệnh thường đau tự nhiên từng cơn âm ỉ, liên tục hàng giờ, khoảng cách giữa các cơn đau rất ngắn, đau nhiều hơn về đêm. Các kích thích cơ học làm gia tăng cơn đau.

Trong trường hợp tủy răng bị viêm lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử. Trường hợp này thường bệnh nhân không thấy đau.

HoiBenh.vn-thuoc-khang-sinh-dieu-tri-viem-tuy-rang-dung-thuoc-nao-thi-tot-body-2
Những giai đoạn của viêm tủy răng

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng nên dùng loại nào?

Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, việc lựa chọn thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng cần căn cứ vào các loại tác nhân gây bệnh để lựa chọn loại thuốc cho phù hợp. Hiện nay, trên thị trường lưu hành một số loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng như sau:

  • Amoxicillin và Phenoxymethylpenicilin là hai thuốc kháng sinh răng thuộc nhóm beta lactam, được lựa chọn nhiều trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Nhờ những ưu điểm tuyệt vời như: an toàn, ít tác dụng phụ mà 2 loại thuốc này được sử dụng rộng rãi và được bác sĩ chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu, liên cầu.
  • Spiramycin, Erythromycin, Doxycycline đều có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn cư trú ở vùng răng miệng và hầu họng và là thuốc kháng sinh răng được bác sĩ chỉ định nên dùng.

Doxycycline là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin có sức mạnh tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn răng miệng phổ biến. Doxycycline có ưu điểm là khá an toàn và không gây nhiễm độc gan mạnh cho người dùng. Trong trường hợp người bệnh có dị ứng với các kháng sinh dòng beta lactam thì có thể dùng thuốc kháng sinh răng dòng Doxycycline.

  • Thuốc kháng sinh răng Spiramycin và Erythromycin là một trong những giải pháp hàng đầu điều trị bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, nếu người bệnh là người hay bị kích ứng dạ dày, hay buồn nôn cũng không nên dùng vì Erythromycin có thể gây buồn nôn, khó chịu....
  • Metronidazol cũng là loại thuốc kháng sinh răng được sử dụng rộng rãi trong nha khoa. Đây là kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn kỵ khí đặc biệt mạnh. Loại thuốc này thường được phối hợp với Spiramycin thành một loại thuốc đặc trị viêm vùng răng miệng rất hiệu quả
HoiBenh.vn-thuoc-khang-sinh-dieu-tri-viem-tuy-rang-dung-thuoc-nao-thi-tot-body-3
Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng nên dùng loại nào?

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng

Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng, người bệnh cần cân nhắc một số lưu ý nếu muốn thuốc phát huy công dụng tối đa đồng thời tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, theo chỉ định của bác sĩ và chỉ dẫn trên bao bì, người bệnh nên cân nhắc như sau:

  • Trước khi dùng thuốc kháng sinh răng điều trị viêm tủy răng cần kiểm tra tình trạng nhiễm trùng răng miệng tại chỗ của người bệnh. Nếu như ổ nhiễm khuẩn của người bệnh có màng bao phủ, có mủ, có bọc thì tốt nhất bạn nên làm là đến cơ sở y tế chích ổ mủ đó ra và dẫn lưu chảy ra ngoài. Sau đó chỉ cần dùng một đợt thuốc kháng sinh răng ngắn ngày là có thể lành bệnh.
  • Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng cần dùng đúng liều lượng, đủ liều. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Sau khi uống thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được quá nửa liệu trình mà thấy bệnh không tiến triển, răng vẫn đau không thuyên giảm, nướu răng sưng lên thì cần đến bác sĩ khám lại, để được điều chỉnh thuốc và liều dùng cho phù hợp. Hoặc cũng có thể thay đổi loại thuốc nếu không phù hợp.
  • Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng, có thể dùng kèm các thuốc súc miệng để làm sạch vùng miệng. Những loại thuốc thường có các chất sát khuẩn pha chế dưới dạng dung dịch, dùng theo hướng dẫn sử dụng.

Xem thêm:

  • Lấy tủy răng 15 ngày vẫn bị sưng chân răng và nhức nguyên nhân vì sao?
  • Tại Hà Nội lấy tủy răng bao nhiêu tiền?
  • Đau răng uống thuốc gì hiệu quả nhất?