Thuốc chữa bệnh trĩ là những loại thuốc nào?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn hoặc trực tràng bị sưng, gây kích ứng, khó chịu, đau, hoặc chảy máu. Ở một số người, bệnh trĩ có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng ở những trường hợp khác, bệnh có thể kéo dài và người bệnh cần dùng thuốc chữa bệnh trĩ để giảm nhẹ các triệu chứng và thu nhỏ búi trĩ.
Thuốc chữa bệnh trĩ là những loại thuốc nào?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn hoặc trực tràng bị sưng, gây kích ứng, khó chịu, đau, hoặc chảy máu. Ở một số người, bệnh trĩ có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng ở những trường hợp khác, bệnh có thể kéo dài và người bệnh cần dùng thuốc chữa bệnh trĩ để giảm nhẹ các triệu chứng và thu nhỏ búi trĩ.
Các yếu tố khiến bệnh trĩ dễ trở nặng, dễ tái phát
Những trường hợp bị bệnh trĩ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng vài ngày. Trường hợp bệnh trĩ nặng, trĩ ngoại có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành, có thể gây đau và khó chịu. Nếu bệnh trĩ không tự khỏi trong vài ngày, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để điều trị.
Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh trĩ trở nặng, tái phát hoặc khó điều trị bao gồm:
- Không ăn uống đủ chất xơ
- Thừa cân hoặc béo phì
- Mang thai
- Bị táo bón kinh niên
- Bị tiêu chảy mãn tính
- Cơ bị lão hóa
- Thường xuyên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu
- Căng thẳng khi đi tiểu
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Lạm dụng thuốc xổ hoặc thuốc nhuận tràng
Các loại thuốc chữa bệnh trĩ phổ biến
1. Thuốc bôi điều trị bệnh trĩ
Có nhiều chế phẩm tại chỗ có thể sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh trĩ. Do được thoa ngoài hậu môn, nên thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ, không gây ảnh hưởng toàn thân. Đa phần, chúng đều chứa các thành phần giảm đau, kháng viêm, chống ngứa, sát trùng, một số loại thuốc còn giúp làm co các búi trĩ.
- Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate, Tannic acid
- Thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%
- Thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Oxyquinoline, Phenylmercuric nitrate, Boric acid.
Bệnh nhân cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm rồi dùng khăn thấm khô trước khi thoa thuốc. Không nên dùng thuốc quá 2 tuần nếu không được bác sĩ cho phép.
2. Thuốc đặt hậu môn chữa bệnh trĩ
Thuốc chữa bệnh trĩ này có hình dáng giống viên đạn, sử dụng bằng cách nhét vào hậu môn. Khi được đưa vào sâu bên trong hậu môn, các hoạt chất trong thuốc tan ra và ngấm nhanh vào vùng tĩnh mạch, đem lại hiệu quả tức thì. Các loại thuốc này bao gồm:
- Viên đạn trĩ Proctolog: Chống co thắt, tăng trương lực tĩnh mạch
- Thuốc đạn Avenoc: Giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh
- Thuốc Neo Haelar: Chống viêm nhiễm, giúp mau lành tổn thương. Thuốc dùng được cho cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
- Witch Hazel: Có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tây là phương pháp chữa bệnh nội khoa không xâm lấn. Phương pháp này thường được áp dụng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội từ mức độ 2 trở xuống và trĩ ngoại nhẹ.
3. Chất làm mềm phân
Chất làm mềm phân được coi là một loại thuốc chữa bệnh trĩ, có tác dụng làm mềm phân cứng và giúp giảm táo bón, nó hoạt động bằng cách giảm sự hấp thụ nước trong ruột, do đó làm tăng thể tích nước trong phân. Kết quả này là phân mềm hơn, dễ dàng được thải ra ngoài.
Chất làm mềm phân có hoạt chất là docusate sodium, có nhiều tên biệt dược trên thị trường: Colace, Correctol, Diocto, Doxinate, Modane Soft, Phillips 'Stool Softener, Surfak, ....
Thuốc này cần uống một vài ngày trước khi có thể cảm nhận được tác dụng.
4. Thuốc giảm đau
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như naproxen, ibuprofen có hiệu quả giảm đau, sưng và đỏ trong các trường hợp bị bệnh trĩ từ nhẹ đến trung bình.
Trường hợp bệnh trĩ cần phẫu thuật
Nếu bệnh nhân bị bệnh trĩ nặng bác sĩ sẽ chỉ định điều trị chuyên sâu bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật, bao gồm:
- Thắt búi trĩ dây cao su, đây là phương pháp không phẫu thuật phổ biến nhất để loại bỏ bệnh trĩ. Bác sĩ sẽ buộc một dải cao su nhỏ quanh búi trĩ để ngăn máu lưu thông và khiến nó rụng ra.
- Liệu pháp làm xơ cứng búi trĩ, bác sĩ sẽ tiêm một hóa chất vào búi trĩ để thu nhỏ nó. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nhiệt độ cao, ánh sáng hồng ngoại hoặc nhiệt độ đóng băng để làm việc này.
- Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, được bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp bệnh trĩ không đáp ứng với các phương pháp khác. Phẫu thuật có tỉ lệ thành công cao, ít tái phát.
Phòng tránh và phục hồi sau điều trị bệnh trĩ
Đối với những người bị bệnh trĩ thường xuyên, một số thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp chữa bệnh và phòng ngừa bệnh quay trở lại.
1. Chế độ ăn
Thường xuyên rặn mạnh trong khi đi tiêu là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ, mọi người có thể điều chỉnh chế độ ăn uống để dễ dàng đi vệ sinh.
- Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống thường mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Chất xơ thực vật từ trái cây, rau, quả hạch và ngũ cốc giúp tăng lượng nước trong phân, làm phân mềm hơn và dễ được thải ra ngoài.
- Bổ sung chế độ ăn uống với chất xơ hòa tan, chẳng hạn như methylcellulose (Citrucel) hoặc psyllium (Metamucil), có thể làm giảm táo bón.
- Uống nhiều nước trong suốt cả ngày giúp cơ thể có đủ nước cũng có thể làm giảm táo bón.
- Tránh ăn nhiều các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ; tránh đồ uống có chứa chất kích thích như cồn, caffeine.
2. Thực hiện lối sống lành mạnh
Hãy tiến hành một vài thay đổi lối sống để giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trĩ, ví dụ:
- Sử dụng một chiếc ghế nhỏ để kê chân trong khi ngồi bồn cầu đi vệ sinh. Việc này sẽ giúp điều chỉnh vị trí của ống hậu môn, giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Tránh trì hoãn đi vệ sinh khi có nhu cầu. Tuy nhiên không nên ngồi đi vệ sinh quá lâu khiến máu dồn xuống các tĩnh mạch trực tràng.
- Lau rửa nhẹ nhàng hậu môn sau khi tắm hoặc đi tiêu, dùng khăn mềm lau hoặc để khô tự nhiên.
- Ngâm/xông hậu môn bằng nước ấm để giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
- Ngồi trên túi nước đá để giảm đau hoặc khó chịu.
- Tập thể dục thường xuyên để giúp kích thích nhu động ruột.
Bệnh trĩ thông thường không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng chúng thường gây khó chịu và sẽ trở nặng nếu để lâu không điều trị. Người bệnh có thể bắt đầu sử dụng các phương cách tại gia, hoặc dùng thuốc trước khi tìm đến các biện pháp can thiệp. Ngoài ra những thay đổi đơn giản về chế độ ăn uống và lối sống cũng giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trĩ mới hình thành.
(HoiBenh chuyển ngữ từ Medicalnewstoday)
Xem thêm:
- Bệnh trĩ: 8 biện pháp đơn giản giúp giảm đau tại nhà
- Điều trị bằng phương pháp PPH đối với người mắc bệnh trĩ