Thuốc bôi teo trĩ cho bà bầu loại nào thì tốt?

Rất nhiều chị em mắc bệnh trĩ trong thai kỳ. Khi bị trĩ, các bà bầu cần hết sức cẩn thận trong việc sử dụng thuốc. Cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết các loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu nào là an toàn và hiệu quả. Dưới đây là danh sách một số thuốc bôi teo trĩ cho bà bầu thông dụng.

Thuốc bôi teo trĩ cho bà bầu loại nào thì tốt? Thuốc bôi teo trĩ cho bà bầu loại nào thì tốt?

Nguyên nhân bà bầu hay bị trĩ

Phụ nữ mang thai hay bị trĩ do nội tiết tố thay đổi và sự thay đổi của cơ thể, thai lớn dần lên cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Khi mang thai, cơ thể tăng cường tiết progesterone, làm tăng tuần hoàn máu, dẫn đến các tĩnh mạch ở hậu môn bị quá tải và dễ sưng. Progesterone cũng làm giảm co bóp của ruột khiến bà bầu khó đi cầu hơn và buộc phải rặn lâu. Dần dần, sẽ dẫn đến bị trĩ.

Khi thai nhi lớn lên sẽ chèn vào trực tràng gây táo bón. Ngoài ra, cái thai cũng làm tăng áp lực lên hậu môn khiến cho các mạch máu vùng hậu môn bị chèn lại và dễ tạo ra các búi trĩ. Trong khi sinh, một số mẹ sẽ phải rạch tầng sinh môn. Khi khâu lại, một số mạch máu hậu môn có thể bị chít lại, và khiến cho các mẹ mới sinh dễ bị trĩ. Việc sinh thường, phải rặn nhiều cũng làm cho trĩ nặng thêm.

Người mang thai thường ít di chuyển, cũng làm cho nhu động ruột kém hơn và khó đi cầu hơn.

Bà bầu bị trĩ

Thuốc bôi teo trĩ cho bà bầu

  1. Khi có những triệu chứng táo bón và bị trĩ, bà bầu cần đến khám bác sĩ ngay để được tư vấn. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về dùng bởi khi mang thai, việc sử dụng thuốc cần rất thận trọng. Bà bầu cần được bác sĩ phụ khoa cho phép trước khi sử dụng thuốc bôi trĩ. Sau đây là danh sách các loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu mà bác sĩ có thể sử dụng. Dưới đây là danh sách tham khảo là các loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu an toàn và có hiệu quả.
  2. Rectostop: thuốc có tác dụng làm giảm kích ứng da và co búi trĩ, giảm đau và ngứa rát hậu môn, phòng chống viêm và tổn thương. Thuốc có xuất xứ Phần Lan.
  3. Titanorenie: thuốc giúp làm giảm đau rát hậu môn bằng cách gây tê thần kinh vùng hậu môn, có khả năng kháng viêm và làm co búi trĩ. Thuốc có xuất xứ từ Pháp.
  4. Hemorrhostop: gồm các thành phần tự nhiên như sáp ong, lô hội, các tinh dầu bạc hà, dầu hạt nho, ... có tác dụng ngăn ngừa chảy máu hậu môn, kháng viêm, củng cố thành tĩnh mạch, giúp cho búi trĩ co lại. Thuốc có xuất xứ từ Mỹ.
  5. Proctolog: thuốc chứa các chất chống co thắt và trợ tĩnh mạch, giúp bảo vệ cho tĩnh mạch. Vì thế, thuốc có tác dụng tốt nhất nếu dùng ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, thuốc cũng làm giảm các triệu chứng như ngứa và đau rát hậu môn. Thuốc có xuất xứ từ
  6. Cotripro: là sản phẩm của Việt Nam, được làm từ các thành phần tự nhiên như ngải cứu, lá sung, tinh chất nghệ, cúc tần và lá lốt. Thuốc có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm các triệu chứng đau và nóng rát, và làm co búi trĩ.
  7. Preparation H: là sản phẩm của Mỹ, gồm phần lớn các chất bôi trơn, giúp phủ lên bề mặt một lớp nhầy chống sự kích thích, rát ngứa da. Thuốc cũng chứa hoạt chất làm co mạch máu và co các búi trĩ.
  8. Thuốc bôi chữ A của Nhật: thuốc có xuất xứ từ Nhật và được làm từ các thành phần thiên nhiên, có tác dụng
vicare.vn-thuoc-boi-teo-tri-cho-ba-bau-loai-nao-thi-tot1

Các phương pháp giúp phòng tránh bệnh trĩ

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu, các chị em còn nên áp dụng một số thay đổi trong thực đơn và thói quen hàng ngày để tránh bị trĩ:

  • Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau và hoa quả, và uống nhiều nước.
  • Giữ vùng hậu môn sạch sẽ, và chỉ nên dùng giấy vệ sinh mềm hoặc rửa nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương.
  • Tránh tăng cân quá nhiều.
  • Đi bộ thường xuyên để tăng tuần hoàn máu.
  • Chườm lạnh có tác dụng tốt để giảm đau khi bị trĩ.

Xem thêm :

  • Mẹ bầu bị bệnh trĩ có ảnh hưởng tới con không?
  • Liệu bà bầu bị trĩ có sinh thường được?
  • Dùng thuốc gì khi mẹ bầu bị bệnh trĩ?