Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh

Với làn da mỏng manh trẻ sơ sinh dễ bị mẩn đỏ do nhiều nguyên nhân như: thời tiết, dị ứng, côn trùng cắn... Trong đó đa phần nguyên nhân thường thấy nhất là do côn trùng cắn. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới để hiểu rõ hơn về các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh.

Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh Thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh

Với làn da mỏng manh trẻ sơ sinh dễ bị mẩn đỏ do nhiều nguyên nhân như: thời tiết, dị ứng, côn trùng cắn... Trong đó đa phần nguyên nhân thường thấy nhất là do côn trùng cắn. Đặc biệt vào mùa hè, khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho nhiều loại côn trùng. Chắc hẳn lúc này, các mẹ luôn mong muốn tìm được loại thuốc bôi trị côn trùng cắn cho trẻ thật hiệu quả. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới để hiểu rõ hơn về các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh.

1. Dấu hiệu khi trẻ bị côn trùng cắn

Làn da trẻ sơ sinh rất mềm mại và rất nhạy cảm, nếu sơ ý bị côn trùng cắn thì chỉ sau một vài tiếng bé sẽ bị mẩn đỏ và sưng tấy sau đó để lại vết thâm trên da. Nhiều bé có biểu hiện ngứa sẽ đưa tay gãi dẫn đến việc lóe da trầm trọng hơn là gây nên những ảnh hưởng trên da. Một số trường hợp vết đốt của côn trùng có thể gây ra dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay, xuất hiện mụn nước, phù nề mắt hầu họng, thanh quản co thắt phế quản, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với trẻ sơ sinh, khi bị côn trùng cắn ngoài phản ứng quấy khóc mẹ nên lưu ý lại một số dấu hiệu sau:

  • Kiến, ruồi, muỗi: Sẽ làm da bé nổi mẩn đỏ, cảm giác đau buốt ngứa ngáy, riêng vết cắn kiến lửa sẽ bị sưng phù và lên nhọt nước nhức nhối.
  • Ong đốt: Tê nhức vì vòi ong có nọc độc, một số trường hợp ong đốt quá độc có thể kèm theo hiện tượng nôn ói, tim đập nhanh, thân thể phù nề.
  • Bọ, ve cắn: Bé sẽ bị sốt kéo dài, kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ toàn thân.
  • Nhện cắn: Mẹ sẽ nhìn thấy da bé bị phồng lên, sưng đỏ có thể gây sốt.

2. Cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn

Khi bé bị côn trùng cắn nếu không chăm sóc đúng cách có thể gây mưng mủ nhiễm trùng, tạo thành những vết sẹo to trên làn da mỏng manh của bé. Vì vậy, mẹ cần chú ý chăm sóc kịp thời khi bé yêu bị côn trùng cắn như sau:

  • Rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng.
  • Không gãi, cào xước vết thương: Khi gãi vết cắn có thể dẫn tới nhiễm trùng do tay bẩn và da sẽ bị trầy xước, để lại sẹo cao.
  • Lấy ngòi độc: Nếu bé bị côn trùng như ong chích, mẹ cần dùng nhíp lấy ngòi độc ra (nếu có) rồi làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng.Tuyệt đối không nên dùng tay nặn ngòi độc vì túi độc có thể vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể gây nguy hiểm.
  • Thoa thuốc cho bé: Mẹ nên sử dụng các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh để thoa tại chỗ cho trẻ nhằm kháng viêm và giảm ngứa, giúp vết cắn, đốt mau chóng phục hồi.

3. Nên sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn nào cho trẻ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh được quảng cáo và bày bán rộng rãi. Tùy thuộc vào biểu hiện trên da do loài côn trùng nào cắn mẹ nên lựa chọn loại thuốc bôi cho trẻ thật phù hợp. Bên cạnh đó, theo các bác sĩ mẹ nên sử dụng các loại thuốc bôi có thành phần như Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin... Đây là thành phần giúp kháng viêm, giảm ngứa, làm vết cắn mau lành hơn.

Gợi ý một số loại thuốc bôi mẹ có thể tham khảo để điều trị cho bé như:

Bôi Muỗi Dạng Lăn Muhi Nhật

Thuốc bôi dạng kem trọng lượng 50ml/1hộp. Sản phẩm dùng để phòng chống và trị muỗi đốt cho bé, rất hiệu quả và an toàn không gây dị ứng.

  • Thành phần: Dexamethasone acetate ester 25mg (Giảm viêm sưng đỏ) Diphenhydramine hydrochloride 2g (giảm ngứa) 0.2 ( thành phần nguồn gốc thảo dược giảm viêm) Isopropylmethylphenol : 0.1g ( diệt khuẩn, tránh nhiễm trùng)...
  • Công dụng: Giúp làm xẹp, dịu nhanh cơn ngứa các vết sưng tấy do muỗi và các loại côn trùng cắn kiến, rệp, hăm và rôm sảy... Thuốc dùng được cho trẻ và người lớn.
  • Cách dùng: Sau khi mở nắp hộp mẹ nên bôi trực tiếp đầu lăn lên vết cắn để hiệu quả cao mẹ có thể bôi lại sau 2 tiếng một lần. Sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tránh tiếp xúc trực tiếp xúc với mắt và vết thương hở.
  • Giá thành: Từ 120.000 – 140.000 nghìn (tùy vào cơ sở bán)
vicare.vn-thuoc-boi-con-trung-can-cho-tre-so-sinh-body-1

Kem Bôi Trị Muỗi Đốt Và Côn Trùng Cắn Moustidose Pháp

Sản phẩm có xuất xứ Pháp dung tích 40ml/hộp. Chứa các thành phần như Boswellia serrata giúp làm dịu các nốt ngứa, sưng tấy do muỗi hoặc côn trùng cắn hiệu quả. Chất glycerine và hydrogel giúp dưỡng ẩm, làm mát da, không để lại vết thâm trên da.

vicare.vn-thuoc-boi-con-trung-can-cho-tre-so-sinh-body-2
  • Công dụng: Làm dịu da và giảm triệu chứng khó chịu do muỗi hay côn trùng đốt. Giúp giữ ẩm, làm mềm da, không để lại vết thâm trên da.
  • Cách dùng: Thoa một lượng kem Moustidose vừa đủ lên nốt muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Sản phẩm phù hợp với cả làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
  • Giá thành: Từ 150.000 – 200.000 nghìn (tùy vào cơ sở bán)

Kem bôi trị muỗi đốt, côn trùng cắn Zeckito của Đức

Kem bôi Zeckito là sản phẩm nổi tiếng của Đức chuyên dụng dành cho trẻ em từ sơ sinh, dung tích 15ml/hộp. Thành phần kem được chiết xuất từ thảo mộc, hoàn toàn tự nhiên an toàn cho da.

  • Công dụng: Giúp làm mát vết thương, giảm ngứa, hạn chế sưng tấy nơi vết côn trùng cắn. Có hiệu quả với vết cắn của kiến ba khoang.
  • Cách dùng: Bôi ngoài da ở những vùng cần điều trị sau khi tắm rửa sạch vết cắn. Dùng được cho trẻ nhỏ có da nhạy cảm từ 0 đến 2 tuổi.
  • Giá thành: Từ 120.000 – 200.000 nghìn (tùy vào dung tích cơ sở bán)
vicare.vn-thuoc-boi-con-trung-can-cho-tre-so-sinh-body-3

Trên đây là một số loại thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo và sử dụng cho bé. Trường hợp nếu da bé có biểu hiện phù nề nặng hoặc cảm giác đau rát khiến bé quấy khóc, sốt cao, khó thở, người tím tái tổn thương kéo dài nhiều ngày liên tiếp. Mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Phun thuốc diệt muỗi có ảnh hưởng sức khoẻ không?
  • Tại sao muỗi đốt người này mà không đốt người kia?
  • Những mối nguy hiểm của mùa hè: Bọ ve và muỗi