Thực phẩm nào tốt cho người suy thận mạn?

Nhiều trường hợp suy thận mạn được phát hiện và điều trị sớm đã làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo tồn chức năng thận, hạn chế biến chứng của bệnh và làm chậm diễn tiến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Thực phẩm nào tốt cho người suy thận mạn? Thực phẩm nào tốt cho người suy thận mạn?

Bệnh thận không có triệu chứng rõ rệt cho tới khi đã tiến triển, do đó, những ai có nguy cơ cao bị thận nên đi kiểm tra thường xuyên. Bởi nhiều trường hợp suy thận mạn được phát hiện và điều trị sớm đã làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo tồn chức năng thận, hạn chế biến chứng của bệnh và làm chậm diễn tiến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận suy giảm dưới mức bình thường. Thận bị suy thoái theo thời gian khiến chức năng bị mất vĩnh viễn và không thể phục hồi.

Khác với bệnh suy thận cấp, suy thận mạn rất nguy hiểm vì không thể phục hồi được chức năng thận mà chỉ có thể duy trì thận ở mức ổn định. Quá trình tiến triển sẽ khiến suy thận mạn mất chức năng của thận, người bệnh phải thực hiện chạy thận, lọc máu cả đời.

Do đó, bên cạnh việc chữa trị sớm thì chú ý chế độ ăn uống khoa học cũng rất quan trọng góp phần vào thúc đẩy quá trình hồi phục và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

vicare.vn-thuc-pham-nao-tot-cho-nguoi-suy-than-man-body-1

Những thực phẩm người bị suy thận mạn nên dùng

Chất bột đường

Thực phẩm chất bột có ít đạm như gạo trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, bún, hủ tiếu, khoai sọ, phở,... Nếu bệnh nhân suy thận mạn có kèm đái tháo đường thì nên chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp hoặc trung bình như: Khoai sọ, bún, bánh canh, bánh bún, khoai lang,...

Chất đạm

Người bệnh nên ăn đa dạng, nhất là đạm có giá trị sinh học cao, chúng có trong thịt, cá, trứng, sữa. Nếu người bệnh kèm thêm bệnh rối loạn mỡ máu thì nên ăn trứng 3 quả 1 tuần, thịt bò 1-2 lần 1 tuần, cá biển (cá hồi, cá nục,...) 2 lần 1 tuần,... Ăn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ suy thận của người bệnh, nếu suy thận giai đoạn 3-4 thì lượng đạm ăn vào giảm hơn một nửa so với người bình thường.

Chất béo

Chất béo nên chọn trong dầu thực vật: Dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu, hoặc mỡ cá.

Rau và trái cây

Giai đoạn suy thận mạn nhẹ có thể ăn rau và trái cây đa dạng có màu xanh, vàng, đỏ, tím,...

Người bệnh kèm thêm bệnh đái tháo đường thì chọn trái cây có đường huyết thấp như táo tây, cam, quýt, bưởi,... tùy vào mức kali máu mà ăn nhiều hay ít.

Nước uống

Dựa vào cân bằng nước để điều chỉnh khi có giảm lượng nước tiểu hay phù, suy tim. Chẳng hạn, số lượng nước tiểu là 1500ml/24giờ, không phù, không suy tim thì uống nước khoảng 1800ml (trong đó bao gồm nước, sữa, canh,...)

Gia vị

Nên ăn ít muối.

vicare.vn-thuc-pham-nao-tot-cho-nguoi-suy-than-man-body-2

Thực phẩm không nên dùng

Thực phẩm giàu kali

  • Nho khô, chuối khô, thanh long, bơ, rau có lá màu xanh đậm, hạt sen khô, nấm mèo, các loại đậu. Đối với người bị suy thận mạn, thận đã mất hết chức năng nên lượng kali trong máu luôn có xu hướng tăng cao. Đây là biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, ngừng tim hoặc thậm chí tử vong nếu không kiểm soát được lượng kali ở ngưỡng cho phép mà các thực phẩm kể trên làm tăng rất nhanh nồng độ kali trong máu.
  • Người bệnh có kèm đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì, khoai tây, gạo đỏ, bánh kẹo ngọt,...
  • Hạn chế chất béo có hại: Thực phẩm giàu cholesterol, chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng gà, bơ, phô mai, mỡ, dầu dừa.
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều phốt pho như tôm khô, nấm đông cô, lòng đỏ trứng, đậu nành,...
  • Hạn chế thực phẩm nhiều natri như mắm, cá khô, tôm khô, bánh mỳ, khoai tây chiên,... Vì những thực phẩm nhiều natri làm cho người bệnh tăng các triệu chứng như phù, tăng huyết áp và suy tim.
  • Nên uống đủ nước, không uống quá nhiều vì có thể làm cho cơ thể phù, khó kiểm soát huyết áp, tiểu đêm nhiều.

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh lưu ý:

  • Không hút thuốc lá
  • Không dùng thuốc khi không có bác sĩ chỉ định
  • Không lạm dụng thuốc lợi tiểu, nhuận tràng

Xem thêm:

  • Vai trò của thuốc Sevelamer hydrochloride trong điều trị bệnh suy thận
  • Phát hiện sớm suy thận cấp
  • Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?