Thực phẩm nấm, mốc tiếc rẻ ăn phần không bị mốc có được không?

Nhiều người tiếc rẻ những thực phẩm bị nấm mốc hoặc hỏng một phần, nên sẽ tận dụng ăn những chỗ không bị hư. Và cũng không biết ăn phần đó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không. Vậy thực phẩm nấm, mốc tiếc rẻ ăn phần không bị mốc có được không? Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Thực phẩm nấm, mốc tiếc rẻ ăn phần không bị mốc có được không? Thực phẩm nấm, mốc tiếc rẻ ăn phần không bị mốc có được không?

Nhiều người tiếc rẻ những thực phẩm bị nấm mốc hoặc hỏng một phần, nên sẽ tận dụng ăn những chỗ không bị hư. Và cũng không biết ăn phần đó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không. Vậy thực phẩm nấm, mốc tiếc rẻ ăn phần không bị mốc có được không? Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tác hại của thực phẩm bị nấm mốc

Có rất nhiều loại thực phẩm vì nhiều lý do khác nhau có thể bị mốc hỏng. Một số người vì tiếc của nên sẽ gọt bỏ phần mốc hỏng đi để ăn phần vẫn còn lại. Trên thực tế, không phải thực phẩm nào cũng có thể tận dụng như vậy được.

Một số thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, nếu để lâu chúng sẽ bị thối hoặc mốc. Và nếu thực phẩm bị mốc rồi thì không thể ăn trực tiếp, nếu không cơ thể sẽ bị nhiễm nhiều độc tố và thậm chí gây ung thư.

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng những thực phẩm đã bị mốc hỏng một phần thì không nên ăn phần còn lại. Chúng ta có thể thấy rằng các phần bị mốc của thực phẩm đã bị ăn mòn và xâm lấn hoàn toàn bởi các sợi nấm mốc, nhưng có một số nấm mốc không thể nhìn thấy bằng mắt thường được, nên khi nhìn vào có thể bị nhầm rằng thực phẩm đó vẫn còn tốt.

Nấm mốc tạo ra một lượng lớn cytotoxin sẽ tiếp tục lan rộng trong thực phẩm, ở những phần chưa thối hỏng. Mức độ lây lan chủ yếu liên quan đến mức độ nghiêm trọng của kết cấu thực phẩm và hàm lượng nước.

Một số nấm mốc không thể loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi đun nóng ở nhiệt độ cao. Ví dụ như chất garcinia có trong chuối, lê và nho... cách tốt nhất là vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, để tránh hại cho sức khỏe.

vicare.vn-thuc-pham-nam-moc-tiec-re-an-phan-khong-bi-moc-co-duoc-khong-body-1

2. Những thực phẩm nào khi bị mốc thì đặc biệt không nên ăn?

Có 3 loại thực phẩm sau tuyệt đối không nên ăn để tránh ngộ độc.

  • Các loại hạt họ dưa, lạc, ngũ cốc bị mốc

Chất Aspergillus flavus có thể xuất hiện trong các loại hạt mốc như lạc và ngô. Đây được xem là một chất có thể gây ung thư mạnh. Nó đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước (TQ) xếp vào loại chất có thể gây ung thư và sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến gan và thận.

Ngoài ra, chất này còn có thể gây ngộ độc cấp tính, nếu ăn thời gian dài, ngày càng có nhiều độc tố tích tụ, thì hiện tượng xơ hóa gan và thậm chí là ung thư gan có thể xảy ra. Trong bất kỳ tình huống nào, nếu bạn phát hiện có vị đắng nhẹ hoặc nhìn thấy màu sắc hơi đen thì không nên ăn.

Ngoài ra, khi mua bột đậu hoặc sữa đông, khi bạn thấy nắp chai hoặc đóng gói bị hỏng, bạn không nên mua. Khi mua dầu lạc hoặc các loại dầu ăn nên chọn các nhãn hàng sản xuất bởi nhà sản xuất có uy tín.

  • Cây mía bị mốc, thối

Mía cũng là loại thường xuyên có dấu hiệu xuất hiện thối hỏng hoặc mốc. Khi mía bị thối, các mắt mía thường xuất hiện dấu hiệu bị đổi màu. Trong thành phần mía thối này chứa các chất chuyển hóa được xem là chất độc thần kinh rất mạnh, sẽ trực tiếp làm hỏng hệ thống tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Ăn mía mốc hỏng, đổi màu sẽ có hiện tượng đầu tiên như đau bụng đi ngoài, buồn nôn, nôn ói, phân có màu đen, bệnh nhân nặng sẽ có triệu chứng ngộ độc hệ thần kinh như khó nuốt, đau đầu, không tự chủ và co giật ... Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ bất tỉnh thậm chí có thể bị tử vong.

  • Các loại trứng

Khi trứng bị ướt hoặc để trong môi trường ẩm ướt, nó sẽ bị rửa trôi hoặc trực tiếp bị hỏng lớp màng bảo vệ, trên bề mặt vỏ trứng đã xuất hiện đốm đen trên vỏ. Một số lượng lớn vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp vào bên trong khiến cho bề mặt của vỏ trứng sẽ bị nấm mốc. Vì vậy, khi nhìn thấy vỏ trứng có những lấm tấm đen nhìn thấy ở ngoài vỏ thì không nên ăn nữa.

Nếu bạn đã ăn thực phẩm bị mốc và có triệu chứng ngộ độc rõ ràng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, nếu có thể thì nên giữ lại mẫu thực phẩm nấm mốc bạn đã ăn. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán rõ hơn chủng loại ngộ độc để điều trị hiệu quả.

vicare.vn-thuc-pham-nam-moc-tiec-re-an-phan-khong-bi-moc-co-duoc-khong-body-2

3. Những loại thực phẩm nấm mốc có thể ăn được

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ nấm mốc có khả năng gây dị ứng và các vấn đề về hô hấp, một số loại thậm chí còn dẫn tới ngộ độc. Vi khuẩn phát triển cùng nấm mốc khiến ăn thực phẩm bị mốc dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Tuy nhiên, không phải đồ ăn nào bị mốc cũng vứt đi. Dưới đây là những thực phẩm vẫn ăn được nếu bị mốc

  • Xúc xích salami khô và đùi lợn muối

Salami khô là loại xúc xích dạng khối được làm từ thịt động vật lên men và sấy khô, được bảo vệ bởi một lớp nấm mốc lành tính và đùi lợn muối thường có nấm mốc Penicillium, Aspergillus bên ngoài. Những loại này không gây hại cho sức khỏe mà ngược lại bảo vệ thực phẩm. Theo bác sĩ Wynn Huynh Tran, nhà sáng lập tổ chức y khoa phi lợi nhuận VietMD, nhìn chung, các loại nấm mốc mọc bên ngoài salami và đùi lợn muối sau khi gạt bỏ phần mốc thì an toàn để ăn.

Lưu ý, nếu salami khô và đùi lợn muối xuất hiện mùi khó chịu, nổi mốc nâu/đen hoặc mốc nằm bên trong thịt thì bạn nên vứt bỏ.

  • Các loại rau củ quả cứng, độ ẩm thấp

Nấm mốc cần thời gian phát triển ở các loại rau củ quả như cà rốt, bắp cải, ớt chuông. Bạn chỉ cần cắt bỏ ít nhất 3cm xung quanh chỗ bị mốc là dùng tiếp được. Nên rửa dao sạch sau khi cắt để tránh nấm mốc lây chéo cho thực phẩm khác.

  • Phô mai cứng

Chỉ cần cắt bỏ khu vực mốc là ăn bình thường. Nên gói phô mai bằng giấy sạch sẽ.

  • Phô mai lên men

Có nhiều loại phô mai lên men như Roquefort, Blue, Gorgonzola, Stilton ăn rất ngon. Riêng phô mai mềm như Brie hay Camembert không ăn nếu thấy bị mốc.

4. Các loại thức ăn củ quả mềm độ ẩm cao rất dễ hư thối

  • Không nên ăn dưa chuột, đào hay cà chua một khi chúng đã bị thối mốc.
  • Phô mai kem, các loại phô mai nghiền vụn hoặc thái lát
  • Mứt, thạch nếu đã lên mốc thì bỏ hoàn toàn món ăn.

Thịt nguội, phô mai, thịt xông khói, xúc xích, thịt ăn thừa, thịt hầm, ngũ cốc đã chế biến, mì ống đã nấu, sữa chua và kem chua, đều rất dễ bị vi khuẩn nấm mốc tấn công.

Các loại đồ ăn không chứa chất bảo quản rất dễ bị nhiễm nấm mốc và thường sản sinh ra các độc tố rất nguy hiểm.

Trên đây là một số thông tin về Thực phẩm nấm, mốc tiếc rẻ ăn phần không bị mốc có được không mà chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tránh được mối nguy hại do thực phẩm gây ra.

Xem thêm:

  • 7 loại thực phẩm lành mạnh không tốt cho bạn
  • Phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh
  • Các triệu chứng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ