Thực hư việc hút chì thải độc da

Hiện nay trên khắp mạng xã hội và các trang quảng cáo xuất hiện phương pháp hút chì thải độc da để có làn da sáng sạch hay điều trị mụn hiệu quả làm nhiều chi em băn khoăn và hiệu quả của những lời đồn này. Tuy nhiên theo các bác sĩ da liễu cho rằng, việc hút chì thải độc trên da mặt không hề có cơ sở khoa học.

Thực hư việc hút chì thải độc da Thực hư việc hút chì thải độc da

Hiện nay trên khắp mạng xã hội và các trang quảng cáo xuất hiện phương pháp hút chì thải độc da để có làn da sáng sạch hay điều trị mụn hiệu quả làm nhiều chị em băn khoăn và hiệu quả của những lời đồn này. Tuy nhiên theo các bác sĩ da liễu cho rằng, việc hút chì thải độc trên da mặt không hề có cơ sở khoa học. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào sẽ được tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sự thật về liệu pháp hút chì thải độc da

Chì thuộc nhóm kim loại nặng có màu trắng xanh, khi được tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành xám bạc, ở dạng chì oxit sẽ có màu đỏ và vàng cam. Đây là kim loại không có lợi cho cơ thể. Với nồng độ thấp <10 μg/dL thì hoàn toàn bình thường.

Trong vòng 2 năm trở lại đây, cụm từ “hút chì thải độc da” đang trở nên phổ biến và trở thành từ khóa mà nhiều người tìm kiếm. Theo các nhân viên spa, đối với những chị em hay sử dụng son môi, mỹ phẩm sẽ có khả năng nhiễm chì cao gây nên tình trạng da thâm nám, xỉn màu. Do đó phương pháp này sẽ giúp thải ra lượng chất đó để phục hồi làn da tươi trẻ như ban đầu.

Khách hàng sẽ bôi lên da một lớp kem với tác dụng thải độc rồi sử dụng một loại máy công nghệ cao chuyên hút chì ra khỏi cơ thể. Theo như lời giới thiệu của những nhân viên này chỉ sau 5-10 phút, lớp kem sẽ chuyển sang màu xám, đen tương đương với lượng chì được lấy ra.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, hiện nay Bộ Y tế chưa cấp phép cho bất cứ một loại mỹ phẩm nào có tác dụng khử hoặc thải độc chì. Việc nhiễm độc chì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nội tạng nên tại các bệnh viện sẽ điều trị bằng phương pháp rửa dạ dày và ruột kèm theo theo dõi nồng độ chì trong máu, truyền máu và dùng nhiều thuốc điều trị. Khi lượng chì tích tụ trong cơ thể trong ngưỡng thấp, cơ thể sẽ có cơ chế tự đào thải qua thận và bài tiết.

HoiBenh.vn-thuc-hu-viec-hut-chi-thai-doc-da-body-2
Sự thật về liệu pháp hút chì thải độc da

Lý giải cho màu đen, xám của lớp kem nêu trên, các bác sĩ cho rằng khi bôi một chất không rõ ràng về nguồn gốc, cộng với nhiệt độ, áp suất và hơi nước sẽ tạo nên những phản ứng oxy hóa khử nên tạo màu là chuyện hoàn toàn bình thường. Nếu khách hàng không biết rõ về điều này sẽ lầm tưởng đó là chì được thải ra và hoàn toàn tin tưởng vào công nghệ này.

Con người dễ bị nhiễm chì qua những nguồn sản xuất và tái chế chì, sơn, xăng có chứa chì, và các quá trình nung nấu có chứa chì, sản xuất nhựa Polyvinyl Chloride,... Ngoài ra các chị em phụ nữ cũng có nguy cơ nhiễm chì do các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng đồ hộp có chất hàn gắn sử dụng chì, các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm chì.

Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc da

  • Chỉ dùng các sản phẩm chống lão hóa khi lớn tuổi

Việc chống lão hóa sẽ không bao giờ là quá sớm. Không nên “chiến đấu” khi những dấu hiệu này đã quá ràng. Bạn chỉ cần xác định da mình thuộc loại gì, mức độ tổn thương như thế nào để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

  • Sử dụng mỹ phẩm đắt tiền sẽ an toàn hơn mỹ phẩm rẻ tiền

Đây là quan niệm sai lầm của nhiều chị em phái đẹp và vẫn còn ảnh hưởng đến hiện nay. Sự thật là trong ngành chăm sóc hay làm đẹp da thì đắt tiền không có nghĩa sẽ tốt hơn và rẻ tiền sẽ là sản phẩm kém chất lượng.

  • Uống nhiều nước sẽ cải thiện làn da

Uống nhiều nước sẽ tốt cho cơ thể và làn da của bạn. Nhưng dù uống nhiều cỡ nào thì cũng cần được bổ sung những thành phần cấp ẩm như ceramide, axit béo omega, glycerin...

  • Chỉ cần thoa kem chống nắng là đủ

Sự thật là khi bôi kem chống nắng khoảng 2-3 tiếng, bạn cần phải bôi lại vì tất nhiên không có gì bền bỉ dưới ánh sáng mặt trời cả.Đặc biệt vào mùa hè khi ra ngoài, mặc dù đã bôi kem chống nắng nhưng cũng cần trang bị thêm áo khoác, mũ rộng vành và kính để bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời.

Xem thêm:

  • 7 bí quyết chăm sóc da mùa hè
  • 5 tuyệt chiêu chăm sóc da mùa nắng
  • 12 mẹo chăm sóc da bạn có thể thực hiện ngay tại nhà