Thực hư chuyện bôi vitamin E lên vết thương hở

Chăm sóc vết thương hở như thế nào giúp vết thương nhanh liền luôn là chủ đề khiến mọi người quan tâm. Nhiều người mách nhau, bôi vitamin E sẽ giúp vết thương nhanh liền. Liệu điều này có đúng? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thực hư chuyện bôi vitamin E lên vết thương hở ở bài viết dưới đây.

Thực hư chuyện bôi vitamin E lên vết thương hở Thực hư chuyện bôi vitamin E lên vết thương hở

Thực hư chuyện bôi vitamin E lên vết thương hở

Mọi người thường đồn nhau rằng bôi vitamin E lên vết thương hở sẽ tốt cho quá trình hình thành da, khiến vết thương nhanh liền, hạn chế tình trạng sẹo. Tuy nhiên, điều này thực sự không đúng.

  • Đối với vết thương hở, bôi vitamin E lên không giúp vết thương hở nhanh liền, có thể gây nhiễm trùng vết thương.
  • Vitamin E không giúp hình thành tế bào da, nên không tốt cho vết thương hở.
  • Theo BS. Phillip Artemi, là một chuyên gia trong ngành da liễu cho biết, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra vitamin E thực chất không có ảnh hưởng đến sẹo. Mọi người thường nghĩ rằng, sử dụng vitamin E khi thấy hình thành sẹo sẽ có hiệu quả, nhưng thực tế không phải vậy.
  • Ông cho biết, sau khi sẹo được hình thành, trong thời gian 12 tháng vết sẹo sẽ tự động co lại và mờ đi. Quá trình này sẽ luôn xảy ra, cho dù bạn có sử dụng Vitamin E hay không.
  • Collagen trong lớp biểu bì da là thành phần cấu tạo nên sẹo. Sự có mặt của vitamin E ảnh hưởng đến phân bố và hành thành của collagen. Nhưng bổ sung vitamin E không giúp ích nhiều cho lượng collagen có sẵn trong cơ thể khi vết thương lành và hình thành sẹo.
  • Các bác sĩ da liễu đã chỉ ra, vitamin E không giúp ích cho hạn chế sẹo.
HoiBenh.vn-thuc-hu-chuyen-boi-vitamin-E-len-vet-thuong-ho-body-2
Bôi vitamin E vào vết thương hở không có tác dụng làm lành vết thương

Những việc cần làm giúp vết thương hở nhanh liền

  • Rửa vết thương hằng ngày hoặc cách ngày

Rửa vết thương 1 lần/ngày bằng nước muối và betadine, tình trạng vết thương ổn có thể rửa cách ngày để vết thương nhanh liền.

  • Băng vết thương thoáng mát

Băng thoáng mát bằng gạc vô khuẩn mỏng lên vết thương. Nếu vết thương có nhiều dịch mủ, thêm gạc để thấm hút, thay gạc thường xuyên. Không để tình trạng vết thương nhiễm khuẩn, sinh vi khuẩn kỵ khí.

  • Không để vết thương nhiễm khuẩn

Nước bẩn, xà phòng... sẽ khiến vết thương nhiễm khuẩn, chết tế bào mầm, sinh sôi vi khuẩn. Môi trường máu rất tốt cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Vì thế bạn cần tránh những yếu tố làm vết thương nhiễm khuẩn.

  • Giữ vết thương luôn khô, ráo

Môi trường ẩm, kín, nước sẽ là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, cần để cho vết thương khô, sạch sẽ giúp vết thương nhanh liền hơn.

  • Bổ sung đủ đạm

Đạm có trong trứng, sữa, thịt... sẽ kích thích cơ thể sản sinh các tế bào mới tốt hơn, giúp vết thương nhanh liền.

  • Bổ sung vitamin

Vitamin A, B, C trong thức ăn như rau xanh đậm, thanh long... sẽ khiến vết thương nhanh liền hơn, tăng sức đề kháng, tăng tính đàn hồi cho da, tránh hiện tượng sưng, mưng mủ, chống nhiễm khuẩn.

  • Rau diếp cá, nghệ tươi

Rau diếp cá có tính kháng khuẩn, sẽ giúp chống viêm, kích thích vết thương nhanh liền.

Nghệ tươi sẽ giúp vết thương nhanh liền, tránh để lại sẹo, hạn chế sẹo thâm. Bạn có thể bôi trực tiếp nghệ tươi lên vết thương khi đã đóng vảy đỏ sẫm bên ngoài, khi mới lên da non.

HoiBenh.vn-thuc-hu-chuyen-boi-vitamin-E-len-vet-thuong-ho-body-3
Băng kín vết thương hở sẽ sinh vi khuẩn kỵ khí khiến vết thương lâu lành

Những việc không nên làm khiến vết thương hở

  • Băng kín vết thương

Băng vết thương kín bằng loại miếng dán silicon sẽ khiến vết thương bí, có mùi, gây vi khuẩn kỵ khí phát triển. Hãy băng bằng gạc mỏng sẽ là tốt nhất, hoặc khi vết thương đã đóng vảy màu đỏ sẫm, không cần băng nữa, để thoáng sẽ giúp vết thương liền tốt hơn.

  • Rửa vết thương liên tục, nhiều lần trong ngày

Vết thương sẽ lâu liền hơn khi bạn sử dụng nước muối, betadine để rửa nhiều. Đối với vết thương lớn, betadine khiến những tế bào mầm bị chết do tính diệt khuẩn mạnh của nó. Vì thế, bạn có thể rửa vết thương 1 lần/ngày hoặc cách ngày để rửa. Khi vết thương đã đóng vảy màu đỏ sẫm bên ngoài, bạn chỉ cần giữ vết thương khô sạch, không cần sử dụng thuốc sát khuẩn hằng ngày nữa.

  • Sử dụng găng tay có bột talc

Khi vết thương hở, bạn không băng qua một lớp urgo mà sử dụng găng tay có bột talc, sẽ khiến vết thương lở loét, gây đau, lâu lành. Bột tan trong găng tay y tế, là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương. Tại Mỹ, đã cấm sử dụng găng tay có bột vì nhiều tác hại từ nó.

  • Gãi vào vết thương

Vết thương hở lúc lên da non sẽ khá ngứa, gây kích thích người bị thương gãi. Tuy nhiên, bạn gãi sẽ làm tổn thương lớp da non đang lên, khiến vết thương lâu lành, sẹo xấu hơn. Đặc biệt, khi bạn càng gãi sẽ kích thích xung, khiến các vùng xung quanh sẽ tăng cảm giác, khiến bạn càng muốn gãi. Hãy chịu khó, càng gãi sẽ lại càng thấy muốn gãi mà thôi.

  • Ăn rau muống, hải sản, đồ tanh, thịt bò, thịt gà
    • Rau muống có tính chất kích thích sinh da, lợi tiểu... sẽ khiến vết thương bị đùn thịt, gây tình trạng sẹo lồi, sẹo xấu.
    • Thịt gà sẽ khiến vết thương đang lên da non ngứa hơn, lâu lành.
    • Thịt bò sẽ khiến vết thương lành sẹo sẫm màu, dễ gây sẹo thâm.
    • Hải sản và đồ tanh sẽ khiến vết thương lên da non ngứa hơn, dễ gây sẹo lồi.

Vì thế không nên ăn rau muống, hải sản, đồ tanh, thịt bò, thịt gà trong thời gian vết thương đang liền.

Bôi gì lên vết thương hở, làm gì để nó nhanh liền không để lại sẹo luôn là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những người đang bị thương. Mong rằng những kiến thức chúng tôi cung cấp ở trên đã giúp quý độc giả hiểu được phần nào về bôi vitamin E lên vết thương hở nên hay không. Chúc mọi người đang bị thương nhanh liền vết thương, không để lại sẹo.

Xem thêm:

  • Vết thương hở mấy ngày cắt chỉ
  • Có nên rửa vết thương hở bằng oxy già hay không
  • Vết thương hở bao lâu mới lành