Thực đơn cho bé 1 tuổi gồm những gì?

Khi đã được 1 tuổi ngoài nguồn sữa mẹ thì việc bổ sung năng lượng thêm cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết những thực phẩm nào tốt để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ của bé. Mọi khó khăn đều có thể tháo gỡ khi bạn đọc tham khảo thực đơn cho bé 1 tuổi của HoiBenh sau đây.

Thực đơn cho bé 1 tuổi gồm những gì? Thực đơn cho bé 1 tuổi gồm những gì?

Khi đã được 1 tuổi ngoài nguồn sữa mẹ thì việc bổ sung năng lượng thêm cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết những thực phẩm nào tốt để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ của bé. Mọi khó khăn đều có thể tháo gỡ khi bạn đọc tham khảo thực đơn cho bé 1 tuổi của HoiBenh dưới đây.

Trẻ 1 tuổi đã biết những gì?

Về vận động - thể chất

Khi được 1 tuổi, hầu hết bé đã có thể nâng đầu một cách thành thạo dù là nằm ngửa hay nằm sấp. Bé cũng đã biết bò, biết tự vịn đứng, một số bé có thể đi được vài bước.

Ở tuổi này nếu phát triển bình thường bé trai nặng khoảng 10 - 12kg, bé gái thấp hơn chút với 9 - 11kg. Tuy nhiên, với một số bé hiếu động, cân nặng sẽ nhẹ hơn do bé tiêu hao nhiều năng lượng.

Về mặt cảm xúc

Tín hiệu đáng mừng là bé có thể phát âm một số từ ngữ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”, bé biết tìm vật mẹ dấu, vẫy tay, lắc đầu, vỗ tay, biết giận hờn, bắt chước các cử chỉ điệu bộ. Thậm chí một số bé đã biết nhặt đồ chơi lên và cất đi, hiểu những gì ba mẹ nói...
vicare.vn-thuc-don-cho-be-1-tuoi-gom-nhung-gi-body-1

Giai đoạn 1 tuổi trẻ bắt đầu phát triển nhanh nên rất cần bổ sung dinh dưỡng ngoài nguồn sữa mẹ.

Vậy thực đơn cho bé 1 tuổi gồm những gì?

Đến giai đoạn này, bé đã có thể dần thoát khỏi thời kỳ phụ thuộc vào sữa mẹ mà nguồn dinh dưỡng của bé chính thức bây giờ là thực phẩm như: Cá, thịt, trứng, tôm, rau củ quả...

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Ở giai đoạn này, trọng lượng của chủ yếu là do khối lượng xương và cơ, rất ít mỡ thừa. Vì vậy, ngay khi bé được 1 tuổi, các mẹ cần xây dựng nên một thực đơn hợp lý để bé có đầy đủ canxi, chất béo, đạm trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo và bổ sung những nguồn dinh dưỡng cho bé như sau:

- Đảm bảo cho trẻ đủ 3 bữa chính mỗi ngày với cháo, súp, cơm,...

- Chất đạm cần thiết: thịt, cá, trứng, tôm, cua,...có thể luân phiên thay đổi.

- Chất béo: dầu thực vật là tốt nhất.

- Rau xanh, hoa quả: Những loại rau nên có màu xanh thẫm, còn quả thì nên vắt hoặc xay cho bé uống.

- Sữa: Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày bé nên uống từ 600 - 800ml sữa (có thể từ sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi hoặc sữa chua,...)

Cũng theo đó, chỉ tiêu năng lượng hàng ngày cần cung ứng cho bé là: Từ 100 - 150g gạo; 100 - 120g chất đạm; 50-100g rau xanh; 30-140g dầu thực vật.

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng nghĩ khi trẻ ăn nhiều chất béo là sợ bé bị béo phì, vì nếu thiếu chất béo thì khả năng hấp thụ các vitamin A, D, K,..rất kém, vì các loại vitamin này đều tan trong dầu.
>>> Xem thêm: Gợi ý cho mẹ về 4 loại sữa cho bé 1 tuổi tốt nhất
vicare.vn-thuc-don-cho-be-1-tuoi-gom-nhung-gi-body-3

Những điều mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi

Đối với trẻ 1 tuổi ngoài việc cần đảm bảo 3 bữa ăn chính là rất quan trọng, giúp hình thành thói quen tốt về sau. Ngoài cháo và bột, có thể tập cho bé tập ăn các thức ăn mềm như bún, phở, mì,.... Trong cháo của bé cần có 4 nhóm thực phẩm sau:

+ 2-3 muỗng canh chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua...) băm nhuyễn.

+ 2 muỗng rau hoặc củ (rau dền, rau ngót, bí đỏ, cà rốt..) băm nhuyễn.

+ 1-2 muỗng dầu ăn

- Hãy cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên để giúp bé luôn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.

- Ngoài bữa chính các mẹ có thể bổ sung các món ăn phụ như sữa chua, bánh, kem, chuối, nho...cho bé tập ăn dần.

- Không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính 1 – 2 tiếng vì lúc này trẻ đã ngang dạ không muốn ăn nữa hoặc ăn trong tình trạng gượng ép.

Xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi là điều các bậc phụ huynh cần làm. Để giúp con của mình thúc đẩy quá trình phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và giảm thiểu bệnh tật. Tuy nhiên muốn làm được điều này, cha mẹ cần làm phong phú các bữa ăn và khuyến kích, động viên chứ không nên ép trẻ ăn làm trẻ thấy nhàm chán.
>>> Xem thêm: Gợi ý những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho bé ăn dặm