Thức ăn nào tốt cho trẻ đang mọc răng?

Giai đoạn mọc răng là lúc mà bé rất biếng ăn, là nỗi lo của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy các mẹ đã biết những món ăn cho trẻ khi mọc răng để giúp bé dễ ăn hơn chưa? Bài viết này HoiBenh sẽ liệt kê một số món ăn tốt cho trẻ đang mọc răng để các mẹ tham khảo.

Thức ăn nào tốt cho trẻ đang mọc răng? Thức ăn nào tốt cho trẻ đang mọc răng?

1. Chọn thực phẩm dựa theo giai đoạn mọc răng của trẻ

Mỗi một giai đoạn khác nhau, khả năng thích nghi với các loại thực phẩm cũng không giống nhau. Nếu trẻ ở giai đoạn đầu mới mọc răng chỉ có thể ăn các loại thực phẩm dạng lỏng, sệt thì các giai đoạn sau khi răng mọc nhiều và chắc hơn trẻ đã có thể ăn các thực phẩm rắn dạng mềm và khi mọc đủ răng là có thể ăn được các thức ăn như người lớn.

Khi trẻ mọc 2 răng (4-8 tháng tuổi)

Lúc này trẻ thường bị đau, sưng nhức, viêm nướu, thậm chí loét khiến trẻ la khóc nhiều, mệt mỏi gây chán án, dễ bị nhiễm trùng, vi khuẩn tích tụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do vậy ở thời điểm này, mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng. Nếu thiếu sữa mẹ, có thể dùng thêm sữa công thức bằng muỗng, ca tập uống thay vì dùng bình bú.

Nếu tình trạng răng miệng của trẻ tốt hơn thì nên cho trẻ ăn thêm cháo dinh dưỡng nếu trẻ đã bước vào chế độ ăn dặm. Khoai tây nghiền, yến mạch và ngũ cốc... là các loại thực phẩm ăn dặm phù hợp nhất.

vicare.vn-thuc-an-nao-tot-cho-tre-dang-moc-rang-body-1

Trẻ mọc được 4 răng (8-10 tháng)

Khi trẻ mọc thêm răng, dù không còn đau đớn như ban đầu song thời gian trẻ ngủ cũng ít đi, dễ kích động và có cảm giác bứt rứt, khó chịu khiến trẻ hay nhăn nhó, la khóc, làm nũng, chảy nhiều nước miếng. Mọc răng thường khiến vùng lợi bị ngứa, trẻ muốn gặm cắn nhiều thứ, do vậy cần khử trùng đồ vật xung quanh để ngăn nhiễm khuẩn.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại sữa cho trẻ nhẹ cân khiến các mẹ vô cùng hoang mang không biết nên lựa chọn loại nào để giúp con tăng cân nhanh chóng. Vì tùy theo độ tuổi và thể trạng sức khỏe mà trẻ chỉ thích hợp...

Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, khiến trẻ đi phân lỏng, sốt nhẹ và lười ăn nhiều hơn. Các mẹ có thể thu hút hứng thú ăn uống của trẻ bằng nhiều món ăn dặm bổ dưỡng, thúc đẩy trẻ ăn uống tự nhiên hơn là ép ăn, chia lượng thức ăn thành nhiều bữa. Nên kết hợp thực phẩm đạm và chất xơ xay nhuyễn để trẻ hấp thu đủ chất.

Trẻ mọc được 6-8 răng (11-13 tháng)

Giai đoạn, số lượng răng hàm trên ngày càng nhiều hơn so với hàm dưới, các cơn đau và ngứa nướu cũng giảm dần. Việc kích thích trẻ ăn dặm nhiều hơn với các loại thực phẩm chất răn, mềm để trẻ có thể tăng khả năng nhai. Các mẹ nên thường xuyên luộc rau củ, tôm, đậu hũ để trẻ hấp thu vitamin và chất xơ bổ sung.

Khi trẻ mọc được 8-12 răng

Đối với trẻ lớn hơn, răng mọc nhiều hơn nên mẹ có thể tập thói quen ăn uống bằng thìa cho trẻ, lợi dụng sự hào hứng khi ăn uống để trẻ không mắc phải nguy cơ biếng ăn.

Khi trẻ mọc được 12-20 răng sữa

Khi hệ thống răng của trẻ đã gần như có đủ, trẻ bước sang chế độ dinh dưỡng thông thường với nhiều loại thực phẩm rắn và lỏng kết hợp. Khẩu vị của trẻ cũng đã dần thay đổi, hãy đa dạng hóa loại thức ăn trong bữa giúp trẻ tăng hứng thú ăn uống hơn.

vicare.vn-thuc-an-nao-tot-cho-tre-dang-moc-rang-body-2

2. Gợi ý công thức để các mẹ tham khảo cho trẻ ăn trong thời kì mọc răng

Khoai tây nghiền + sữa

Đối với trẻ từ 4 - 8 tháng trong giai đoạn mọc răng, trẻ cảm thấy rất khó chịu và đau đớn do đó sẽ lười ăn nếu đang ăn dặm. Vì vậy, thực phẩm giai đoạn này cần phải mềm, nhuyễn và mùi vị dễ chịu. Khoa tây trộn sữa chính là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ.

Nguyên liệu: 1-2 củ khoai tây và sữa mẹ 50ml.

Cách làm:

  • Các mẹ gọt khoai tây, đem ngâm với nước khoảng 30 phút để khi nấu khoai tây không đắng.
  • Đem khoai tây hấp hoặc luộc chín. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước cuối trộn sữa mẹ với khoai tây và cho bé ăn.

Cháo cải ngọt, đậu phụ non

Món ăn mềm, thanh mát này rất thích hợp với trẻ đang mọc răng.

Nguyên liệu: 1 vài nhánh cải ngọt, 50g đậu phụ non và 1 chén cháo chín mềm

Cách làm:

  • Cải ngọt các mẹ đem nhặt sạch, luộc chín rồi cắt nhỏ, nghiền qua rây nếu trẻ mới ăn dặm.
  • Đậu phụ non chần qua nước sôi, nghiền tương tự như rau cải.
  • Trộn đều hỗn hợp với nhau và đun sôi, sau đó đổ cháo vào đảo đều.
  • Múc cháo ra bát và cho bé ăn khi cháo đã ấm.

Nghiền đậu hà lan, sữa

Nguyên liệu:

  • 50g đậu hà lan
  • 50ml sữa

Cách làm:

  • Đậu hà lan cho vào luộc chín.
  • Dùng thìa nghiền đậu hà lan qua rây hoặc cho vào máy xay xay mịn và lọc qua rây.
  • Trộn thêm sữa mẹ với đậu và trộn đều cho sánh mịn, sau đó cho bé ăn.
vicare.vn-thuc-an-nao-tot-cho-tre-dang-moc-rang-body-3
Đậu hà lan nghiền sữa

Súp cua (dành cho bé từ 9 tháng tuổi)

Nguyên liệu:

  • 1 bát thịt cua nhỏ
  • 1⁄3 bắp ngô
  • 1⁄3 củ cà rốt

Cách làm:

  • Cua biển làm sạch sau đó hấp chín và gỡ thịt.
  • Ngô nếp để nguyên bắp, dùng dao chẻ hạt làm đôi, cà rốt thái miếng. Cho cả cà rốt và ngô vào nồi luộc chín, vớt ra còn nước để nấu súp.
  • Xào qua thịt cua với ngô và cà rốt, đổ nước luộc vào, đậy nắp nồi, đun sôi một lúc.
  • Cho 3 thìa cà phê bột ngô hoà tan với nước, đổ vào nồi súp khuấy đều, đun sôi thêm một lúc nữa.
  • Nêm một chút hạt nêm, cho ít rau mùi để súp thơm hơn. Sau khi tắt bếp, nêm 1 thìa cà phê dầu óc chó, đảo đều và múc ra bát cho bé thưởng thức.

Cháo thịt bò giá đỗ mướp hương (dành cho bé từ 9 tháng tuổi)

Nguyên liệu:

  • 1⁄4 quả mướp
  • 1⁄4 lạng giá đỗ
  • Nửa lạng thịt bò

(Các mẹ cũng nên tự cân đo cho vừa với sức ăn của con)

Cách làm:

  • Cháo gạo nấu sẵn.
  • Thịt bò luộc hoặc hấp chín, băm nhỏ rồi nghiền giã qua (cách nấu này sẽ không bị vón cục).
  • Mướp hương luộc chín rồi nghiền nhuyễn, giá đỗ băm nhỏ vừa ăn.
  • Cho các nguyên liệu đã chế biến vào nồi cháo đang nấu, đậy vung nấu vài phút cho giá chín hẳn thì tắt bếp.

Xem thêm:

  • Phát hiện dấu hiệu mọc răng ở trẻ
  • Mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ mọc răng chưa?
  • Có nên tắm cho trẻ đang sốt mọc răng không?