Thử que 2 vạch nhưng ra máu nâu 1 tuần có nguy hiểm đến sức khỏe hay không
Sử dụng que thử thai để xác định mang thai hay không là một cách đơn giản, chính xác và cho kết quả sớm nhất. Vậy khi thử que 2 vạch nhưng ra máu nâu 1 tuần thì có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Thử que 2 vạch nhưng ra máu nâu 1 tuần có nguy hiểm đến sức khỏe hay không
Thử que 2 vạch nhưng ra máu nâu 1 tuần có sao không?
Nhiều chị em phụ nữ lo lắng sau khi thử que 2 vạch thì thấy âm đạo ra máu nâu. Tuy nhiên đây là một hiện tượng bình thường của những tuần đầu tiên trong thai kỳ nếu như không có các dấu hiệu bất thường khác như ngứa rát âm đạo, khí hư có mùi hôi.....
Nguyên nhân là khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung thì lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương, bong tróc và bị đẩy ra ngoài theo kiểu rò rỉ từ từ nên mới có dấu hiệu ra máu nâu hay còn gọi là máu báo thai. Thời gian ra máu báo thai sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người, có người kéo dài trong vòng vài giờ và cũng có người kéo dài 5-7 ngày.
Máu báo thai là gì?
Máu báo thai là hiện tượng chảy máu âm đạo, xảy ra khi quá trình thụ thai đã thành công, phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung khiến cho lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương, bong tróc và đẩy ra ngoài gây nên tình trạng xuất huyết. Có khoảng 65% phụ nữ gặp phải trường hợp này.
Đặc điểm của máu báo thai
- Lượng máu: Tùy theo cơ địa mỗi người mà lượng máu khác nhau, thường thì chỉ có vài giọt nhỏ, rất ít, không ra ồ ạt như máu của chu kỳ kinh nguyệt, lượng ra máu đều đều như nhau ở mỗi ngày.
- Kéo dài: Đa số máu báo thai kéo dài trong vòng vài giờ và có vài trường hợp kéo dài đến vài ngày.
- Màu sắc: Có màu hồng phớt, hơi đỏ hoặc có vài trường hợp có màu nâu.
- Mùi: Vì lượng máu ít nên thường không cảm nhận đc thấy mùi tanh và mùi hôi.
- Không có hiện tượng cục máu đông và cũng không kèm theo dịch nhầy.
Như vậy, thử que 2 vạch nhưng ra máu nâu 1 tuần mà không kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ có thể yên tâm vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Trong khoảng thời gian này mẹ chỉ nên tập trung bổ sung cân đối các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh stress, tránh lao động nặng nhọc và thực hiện các đợt thăm khám thai định kỳ đầy đủ để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngược lại, nếu hiện tượng ra máu nâu kéo dài hơn 1 tuần, lượng máu ra nhiều và có kèm cục máu đông thì các mẹ bầu không được chủ quan, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Xem thêm:
- Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chị em nên biết
- 10 biểu hiện cho thấy bạn mang thai sớm sau tuần đầu tiên quan hệ
- 21 dấu hiệu mang thai tuần đầu trước khi chậm kinh của phụ nữ