Thủ phạm trực tiếp gây ê buốt răng

Hiện nay có rất nhiều người bị ê buốt răng khi nhai hoặc khi uống nước quá lạnh. Triệu chứng ê buốt này cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vậy nguyên nhân tại sao dây ra triệu chứng này, cách chữa trị và cách phòng chống ê buốt và nhức răng ra sao.Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây.

Thủ phạm trực tiếp gây ê buốt răng Thủ phạm trực tiếp gây ê buốt răng

Hiện nay có rất nhiều người bị ê buốt răng khi nhai hoặc khi uống nước quá lạnh. Triệu chứng ê buốt này cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vậy nguyên nhân tại sao gây ra triệu chứng này, cách chữa trị và cách phòng chống ê buốt và nhức răng ra sao.Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây.

Ê buốt răng là gì?

Ê buốt răng là hiện tượng răng quá nhạy cảm với các thức ăn lạnh, quá chua hoặc quá cứng. Ngoài hiện tượng tượng răng bị ê buốt do ăn uống, một trường hợp trường hợp răng có thể bị ê buốt khi thở trong môi trường quá lạnh. Hiện tượng ê buốt răng không chỉ gây khó chịu khi ăn uống mà còn có thể dẫn đến các hậu quả như sâu răng, hoặc các bệnh răng miệng khác.

vicare.vn-thu-pham-truc-tiep-gay-e-buot-rang-body-1

Nguyên nhân ê buốt răng

Nguyên nhân chính của việc răng bị ê buốt (răng quá nhạy cảm) là do tính nhạy cảm của lớp ngà răng . Bình thường một chiếc răng khỏe mạnh sẽ có lớp men răng bên ngoài có vai trò bảo vệ lớp ngà răng ở phía trong. Tuy có thể vì vi khuẩn tấn công, do thức ăn hoặc các chất bào mòn làm cho lớp men răng bị phá vỡ, dẫn đến lộ lớp ngà.

Lúc này vì mất lớp “áo men răng bảo vệ”, ngà răng sẽ trực tiếp tiếp xúc với thức ăn, đồ uống quá cay hoặc chua dẫn đến tình trạng ê và buốt răng.

Cụ thể một số nguyên nhân dưới đây có thể dẫn đến tổn hại men răng:

  • Sâu răng: men răng có thể bị phá hủy gây lộ ra phần ngà răng gây ê buốt răng. Ngoài ra nếu lỗ sâu răng lớn có thể làm lộ hệ thống dây thần kinh, tủy răng gây nên cảm giác đau, ê buốt và nhức răng.
  • Tụt lợi: nguyên nhân gây tụt lợi có thể do sâu răng hoặc do răng bị ăn mòn là lộ phần ngà răng ở phía chân răng, dẫn đến tình trạng răng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: vệ sinh không đúng cách dẫn đến lớp men răng bị bào mòn hoặc tổn thương đến lợi. Có thể chải răng quá mạnh làm bào mòn lớp men răng và gia tăng cảm giác ê buốt. Bên cạnh đó cũng có thể do sử dụng các dụng cụ làm sạch răng không phù hợp hoặc dụng cụ quá sắc cứng dẫn đến phá hủy men răng. Trong trường hợp cần làm sạch các kẽ răng tốt nhất nên sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng.
  • Thói quen ăn uống không khoa học: nếu bạn ăn thức ăn hoặc đồ uống có nồng độ quá acid, quá cứng hoặc chứa nhiều chất có tính tẩy rửa cao, men răng sẽ bị phá hủy theo thời gian và dẫn đến ê buốt.
  • Mảng bám tích tụ quá nhiều: mảng bám, cao răng tích tụ quá nhiều và trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng sâu răng hoặc tụt lợi. Từ đó phá hủy răng, làm cho răng bị yếu đi và tăng tính nhạy cảm của răng
  • Một số nguyên nhân khác: một số liệu pháp thẩm mỹ răng hoặc tẩy trắng răng cũng có thể khiến răng ê buốt.

Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng

Có thể điều trị răng bằng một số phương pháp dưới đây:

  • Hạn chế ăn đồ ăn có tính axit: Tránh ăn các thực phẩm có quá chua, quá cay nóng, hoặc những đồ uống có ga và có cồn. Bởi vì những đồ uống này sẽ làm gia tăng tình trạng ê buốt răng. Ngoài ra có thể thay thế đồ ăn quá cứng bằng các đồ ăn mềm dễ nhai nuốt. Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ gia tăng tình trạng nhạy cảm của răng. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ tránh những triệu chứng tạm thời, không có tác dụng điều trị tận gốc.
  • Điều trị các bệnh răng miệng có liên quan đến nướu hoặc lợi như bệnh nha chu, tụt nướu.
  • Thay đổi cách chải răng: nên chọn loại bàn chải đánh răng mềm, chải nhẹ nhàng trong vòng 2 phút để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn còn sót lại trong răng. Bên cạnh đó cũng nên chọn loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp để giảm ê buốt.
  • Thay đổi tật nghiến răng (nếu có): bởi vì nghiến răng sẽ làm tổn thương lớp men răng theo thời gian. Bạn có thể thay đổi thói quen này bằng cách dùng miếng bảo vệ răng khi ngủ, hoặc thay đổi tư thế. Bên cạnh đó giữ cho tâm trạng mình luôn vui vẻ tránh căng thẳng dễ gây ra tình trạng nghiến răng trong vô thức.

Nhiều trường hợp, tình trạng ê buốt răng đã trở nên trầm trọng, không thể khắc phục bằng các biện pháp kể trên. Bác sĩ nha khoa có thể chỉ định một số biện pháp như: thoa flour và keo dán lên răng... Ngoài ra có thể sử dụng biện pháp trám răng, hay nói cách khác là phủ một lớp bảo vệ lên răng. Lớp bảo vệ này có tác dụng giống như một loại men răng nhân tạo giúp bao bọc ngà răng, giảm ê buốt. Tuy nhiên theo thời gian lớp bảo vệ này cũng có thể bị mài mòn và phá hủy.

vicare.vn-thu-pham-truc-tiep-gay-e-buot-rang-body-2

Cách phòng tránh ê buốt răng

Có rất nhiều cách để phòng tránh ê buốt răng:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ : việc chải răng hằng ngày giúp loại bỏ thức ăn thừa và lượng vi khuẩn gây hại lên răng, giữ cho men răng luôn khỏe mạnh.
  • Nên vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa, giúp vệ sinh răng ở những góc nhỏ nhất. Sau đó nên dùng nước súc miệng để làm sạch răng một lần nữa
  • Lựa chọn loại bàn chải đánh răng không quá cứng, đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và sử dụng nước súc miệng không chứa cồn đồng thời chứa flour để bảo vệ men răng.
  • Tránh ăn quá nhiều đồ ăn quá chua, cay và nóng gây tổn hại lên răng. Nên có chế độ ăn khoa học giàu chất xơ và rau củ quả.
  • Chú ý bổ sung các thực phẩm chứa canxi như sữa : canxi là thành phần quan trọng để hình thành và cấu tạo nên men răng. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ canxi có vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi các bệnh liên quan đến răng miệng.
  • Chú ý chăm sóc răng, loại bỏ mảng bám và cao răng thường xuyên để tránh sâu răng và một số bệnh về răng miệng khác.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và biện pháp chữa răng ê buốt
  • Cách khắc phục ê buốt răng sau khi sinh