“Thủ phạm” gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh, hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh thường dễ mắc các bệnh dị ứng, một trong số đó là bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Bé có biểu hiện ngứa ngáy ngoài da, nổi mẩn đỏ, tuy không quá nguy hiểm nhưng trường hợp nặng da bé có thể bị viêm nhiễm nặng và để lại sẹo về sau.

“Thủ phạm” gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh “Thủ phạm” gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Để bảo vệ bé bố mẹ cần tìm hiểu rõ về bệnh để biết cách chăm sóc và phòng tránh cho bé về sau.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa ( còn gọi là chàm da hay chàm thể tạng) là một dạng viêm da mãn tính dị ứng. bệnh tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành. Bệnh xuất hiện ở trẻ có người thân trong gia đình mắc các bệnh liên quan đến các yếu tố dị ứng như: hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, mày đay..

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện các tổn thương ở mặt, má, da đầu hay cằm và trán..có thể lan rộng đến sang các vùng da khác nhưng thường không xuất hiện tổn thương ở những vùng có độ ẩm bảo vệ da.

Theo cấp độ bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh được chia thành cấp tính và địa mãn tính:

  • Viêm da cơ địa cấp tính ở trẻ sơ sinh: biểu hiện đặc trưng sẽ là những đốm ban đỏ hình tròn, không phân định ranh giới, kèm mụn đỏ li ti và quan sát thấy có mủ bên trong, bong da, phù nề,..giai đoạn cấp tính trẻ sơ sinh thường rất ngứa, quấy khóc và ngủ không an giấc. Sau một thời gian các mụn nước này có thể lây lan sang vùng da bên cạnh và thành mụn mủ lớn, sau đó các nốt mụn khô đóng vảy màu vàng nâu, nhưng lại không tự bong tróc ra.
  • viêm da cơ địa mãn tính ở trẻ sơ sinh: viêm da mãn tính xuất hiện sau cơn viêm da cấp tính không được chữa trị dứt điểm và tái đi tái lại. Đặc trưng là những đốm đỏ rất dày và sần, bong vảy và có rối loạn sắc tố da, thêm đó là hiện tượng chảy nước vàng. Da trẻ sơ sinh có thể bị bội nhiễm dẫn đến các lớn dày sừng.
vicare.vn-thu-pham-gay-viem-da-co-dia-o-tre-so-sinh-body-1

Những nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ

  • Do gen di truyền: nếu thành viên trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh có yếu tố di truyền như dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết, viêm mũi xoang dị ứng, hen, nổi mề đay,...thì khả năng bé rất dễ mắc bệnh viêm da cơ địa. Tỉ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên 60% nếu cả bố và mẹ trẻ đều mắc bệnh viêm da
  • Bệnh do nguyên nhân từ yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào: các yếu tố bên ngoài tác như sữa, thức ăn là hải sản, thịt bò, thịt gà.. Ngoài ra, một số trẻ còn dị ứng với lông động vật hay vải quần áo. Một số loại vải có thể là nguyên nhân làm bít lỗ chân lông, ứ mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho ổ viêm dưới da hoạt động.

Những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ có thể nhầm lẫn bệnh với các căn bệnh ngoài da khác do biểu hiện tương đối giống nhau. Một số dấu hiệu của bệnh nên được chú ý kỹ như:

Da trẻ vừa sinh ra bị khô nám, da bị nhám nhiều nhất là ở đầu gối, mắt cá chân, bụng và mặt.

Những mảng đỏ phồng ở mặt, 2 bên má bắt đầu xuất hiện khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi, sau đó mảng này sẽ khô, trầy và rỉ nước, gây ngứa. Trường hợp nhẹ ít ngứa, chỉ cần bôi thuốc và giữ vệ sinh trẻ sẽ khỏi. Nếu nặng hơn gây phù nề và ngứa nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời

Từ 6 tháng – 1 tuổi: triệu chứng biểu hiện ngày càng nhiều. Khi trẻ được 1 tuổi và hệ thống miễn dịch cơ thể có thể bảo vệ bé thì triệu chứng giảm. 90% các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sẽ khỏi khi trẻ được 3 tuổi, tuy nhiên ở những trẻ này cần chú ý vì tiềm ẩn những bệnh dị ứng như: mề đay, hen..

Làm thế nào để trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sẽ được trị khỏi và không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu tránh được tính trạng bị bội nhiễm hay nhiễm trùng máu.

Vì vậy cha mẹ cần chú ý tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không áp dụng các biện pháp nhân gian truyền miệng để tránh nhiễm trùng da trẻ. Với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, tốt nhất nên giữ ẩm da, giảm cảm giác khó chịu ngứa ngáy cho trẻ.

vicare.vn-thu-pham-gay-viem-da-co-dia-o-tre-so-sinh-body-2

Nguyên tắc điều trị

  • Dùng thuốc chống khô da làm dịu da.
  • Thuốc chống nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng viêm.
  • Tư vấn cho gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh.

Điều trị tại chỗ

Tắm: Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm với xà phòng có ít chất kiềm, sau khi tắm dùng các thuốc làm ẩm da.

Dùng thuốc:

  • Đối với trẻ nhỏ dùng Corticoid loại hoạt tính yếu như: hydrocortison 1-2,5%. Lưu ý: đối với vùng da dày, lichen hoá có thể dùng loại mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm, bôi trong 1 tuần và giảm liều từ từ
  • Đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%.
  • Với vùng da khô làm ẩm da bằng urea 10%, petrolatum
  • Dùng thuốc có tác dụng làm bạt sừng bong vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic.

Điều trị toàn thân

  • Kháng histamin H1 như: Chlorpheniramin, Fexofenadin, Certerizin
  • Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu, tốt nhất là dùng kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1, một đợt điều trị kéo dài từ 10-14 ngày.
  • Corticoid: chỉ dùng trong thời gian ngắn khi bùng phát bệnh. Không dùng thuốc kéo dài.
  • Các thuốc khác như cyclosporin, methotrexat

Một số loại thuốc không cần kê toa các mẹ có thể tự mua được ở nhà thuốc: sữa rửa mặt dịu nhẹ cetaphil, corticosteroid nhẹ, chất làm ẩm, dầu khoáng.. chú ý nên lựa chọn sản phẩm không hương liệu và dành cho da nhạy cảm, không lạm dụng thuốc kháng viêm.

Dùng lá trầu không trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa bằng thảo dược tự nhiên như lá trầu không vì an toàn cho làn da non nớt của trẻ sơ sinh. Lá trầu không có nhiều hoạt chất cho tác dụng sát khuẩn và chống viêm cao nên rất thích hợp để chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da rất hay

  • Cách 1: Lấy vài lá trầu không tươi, ngâm và rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng. Đun sôi thật kỹ lá trầu không với một lượng nước vừa phải, lấy nước đó pha với nước sạch để tắm cho trẻ, phần bã còn lại có thể chà nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh của trẻ, tránh gây thương tích cho da
  • Cách 2: Lấy khoảng 2-3 lá trầu không tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng trong 15 phút để đảm bảo lá được làm sạch nhất và không gây hại cho bé. Giã nát lá trầu không, rồi hãm với nước khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy nước cốt. Thấm nước cốt này bằng khăn vải sạch hoặc bông gòn rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh của bé. Nên thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa sạch lại vào sáng hôm sau.
vicare.vn-thu-pham-gay-viem-da-co-dia-o-tre-so-sinh-body-3

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh phòng tránh bằng cách nào?

Trang sức khỏe dành cho trẻ em KidsHealth (Mỹ) cho biết, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có liên quan đến yếu tố di truyền nên khó tránh và có thể khởi phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị bệnh là do dị nguyên tiếp xúc bên ngoài thì việc loại trừ các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp trẻ sơ sinh phòng ngừa được căn bệnh này. Một số xét nghiệm dị ứng ở các cơ sở y tế và khai thác tiền sử bệnh ở trẻ có thể mang lại lời khuyên tốt nhất cho bé.

Một số yếu tố nên lưu ý để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh như:

  • Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Cẩn thận trong việc lựa chọn sữa ngoài cho trẻ uống vì sữa cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng.
  • Tạo môi trường sống thoát mát, đủ ẩm cho da, không bụi bẩn
  • Tránh để động vật (chó, mèo) tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với phấn hoa, khói thuốc lá,..
  • Lựa chọn quần áo cho trẻ nên tránh các loại vải như len, dạ.
  • Dùng sữa tắm, sữa rửa mặt an toàn dịu nhẹ, không hương liệu.

Xem thêm:

  • Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?
  • Phải tắm lá gì để điều trị viêm da cơ địa tốt nhất?
  • Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không?