Thông tin chi tiết về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là bệnh phổ biến ở Việt Nam, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh sỏi thận giúp các bạn hiểu đúng và đầy đủ về căn bệnh này.
Thông tin chi tiết về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là bệnh phổ biến ở Việt Nam, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh sỏi thận giúp các bạn hiểu đúng và đầy đủ về căn bệnh này.
1. Bệnh sỏi thận là bệnh gì
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Sỏi ở vị trí nào thì được gọi theo tên kèm theo vị trí đó như sỏi ở đài bể thận, sỏi niệu quản.
2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là gì
2.1 Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận. Vào buổi sáng, túi mật phải bài tiết dịch mật để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn, do đó nếu không ăn sáng mật sẽ không đủ lượng thức ăn để tiêu hóa, vì vậy dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột lâu hơn, cholesterol từ mật sẽ tiết ra và hình thành sỏi thận. Ngoài ra ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng muối, dầu mỡ cao là nguyên nhân khiến thận gia tăng bài tiết canxi, giảm bài tiết citrat niệu, là tiền đề cho việc hình thành sỏi thận.
Một chế độ ăn không hợp lý: Ăn ít rau xanh, ít protein thực vật, nhiều kali làm tăng hàm lượng canxi, oxalate, axit uric trong nước tiểu gây sỏi thận.
Bên cạnh đó không uống đủ nước cũng sẽ khiến lượng nước tiểu bài tiết ít hơn, trở nên đậm đặc hơn, nồng độ tinh thể tăng cao dễ tạo thành sỏi thận.
2.2 Nhịn tiểu
Nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến cho các cặn canxi tích tụ, không được đào thải hết ra ngoài cơ thể tạo điều kiện lưu lại và gây ra bệnh sỏi thận.
2.3 Mất ngủ thường xuyên
Vào buổi tối khi ngủ, mô thận sẽ có thời gian tự tái tạo lại những tổn thương. Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự tái tạo của mô thận gây nên bệnh sỏi thận rất nguy hiểm.
2.4 Dị dạng đường tiểu
Sỏi thận có thể do dị dạng đường tiểu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra ngoài được mà tích trữ đọng lại, lâu dần tạo thành sỏi thận. Ngoài ra một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ đọng tạo nên sỏi như dị dạng, u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến.
3. Dấu hiệu bệnh sỏi thận
Có rất nhiều trường hợp sỏi thận diễn biến âm thầm mà không hề có triệu chứng gì, đôi khi chỉ xuất hiện đau thắt lưng khi có tác động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Do vậy mọi người thường không chú ý đến các dấu hiệu bệnh sỏi thận.
Một số triệu chứng của bệnh sỏi thận có thể kể đến như
- Đau thắt lưng: Thường đau âm ỉ, có trường hợp đau thành cơn . Đầu tiên đau ở hai thắt lưng rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Một số trường hợp cấp tính xuất hiện cơn đau quặn thận biểu hiện đau bụng dữ dội, thường đau vùng thắt lưng sau đó lan ra bên hông và lưng.
- Đi tiểu ra máu: Đái máu là do sự cọ xát của viên sỏi trong quá trình di chuyển. Trong trường hợp chảy nhiều máu, nước tiểu có màu đỏ mà mắt thường có thể nhìn thấy được gọi là chảy máu đại thể. Trường hợp rỉ máu không nhìn thấy bằng mắt thường, phải xét nghiệm nước tiểu mới thấy được gọi là chảy máu vi thể.
- Đái buốt, đái dắt: Triệu chứng này là do khi viên sỏi di chuyển xuống niệu quản, bàng quang gây kích thích và cản trở một phần đường tiểu.
- Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi: Triệu chứng này xuất hiện khi người bệnh sỏi thận đã có biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu.
4. Biến chứng của sỏi thận là gì
Các dấu hiệu bệnh sỏi thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dễ gây các biến chứng nguy hiểm như:
4.1 Nhiễm trùng đường niệu
Sự di chuyển của sỏi sẽ cọ xát vào đường niệu dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm đường niệu. Nếu kết hợp với tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ đài bể thận. Sỏi thận nếu không được phát hiện sớm, để đến giai đoạn bị nhiễm trùng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
4.2 Tắc đường tiểu
Khi những viên sỏi rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo có thể gây bế tắc. Khi đường tiểu bị tắc, làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường niệu kể cả thận.
4.3 Ứ nước
Sỏi thận gây gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu ứ lại phía trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to.Thận ứ nước dễ dẫn tới ứ mủ làm hủy hoại nhu mô thận, gây suy thận cấp hoặc mạn tính.
4.4 Suy thận cấp
Các nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận, thậm chí có thể phải cắt bỏ thận nếu thận ứ mủ toàn bộ. Trường hợp hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào (gọi là vô niệu), tình trạng này có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
4.5 Suy thận mạn
Khi bị sỏi thận, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần mô thận dẫn tới suy thận. Khi đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp để duy trì sự sống như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
5. Điều trị sỏi thận như thế nào?
Việc điều trị sớm là rất quan trọng để tránh bị biến chứng suy thận. Điều trị sỏi thận cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát. Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà bác sĩ có các chỉ định điều trị sỏi thận nội khoa hay ngoại khoa.
- Điều trị nội khoa
Người bệnh cần uống nhiều nước (2-2.5 lít/ngày) để làm tăng lưu lượng nước tiểu, từ đó giúp đào thải dần dần sỏi thận ra khỏi cơ thể. Phương pháp này được sử dụng khi kích thước viên sỏi còn nhỏ. Phác đồ điều trị thuốc gồm thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng sinh. Trong trường hợp người bệnh đau do sỏi, thuốc giảm đau, giãn cơ sẽ giúp làm giảm bớt cơn đau. Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn tiết niệu. Trong một số trường hợp bệnh sỏi thận điều trị bằng thuốc đông y cũng có hiệu quả cao.
- Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp kích thước sỏi lớn và đã xuất hiện các biến chứng kèm theo. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp như tán sỏi hay mổ nội soi, mổ mở để lấy sỏi.
- Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là dùng sóng siêu âm có cường độ cao để phá vỡ những viên sỏi lớn để chúng có thể dễ dàng đi qua niệu quản vào bàng quang, sau đó đi ra ngoài theo đường tiểu. Sau khi thực hiện phương pháp này có thể sẽ để lại những vết bầm tím ở bụng và lưng người bệnh.
- Tán sỏi qua da
Tán sỏi qua da là một phương pháp nội soi đặc biệt, giúp loại bỏ sỏi thận và sỏi niệu quản. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ dùng một kim chọc qua da vùng lưng vào bên trong thận, qua đó cho phép đưa máy nội soi vào để tán sỏi thành mảnh nhỏ sau đó được hút ra.
Trong trường hợp sỏi có kích thước lớn, ở vị trí phức tạp, bác sĩ sẽ cân nhắc để tiến hành nội soi hoặc mổ mở để lấy sỏi.
Đừng chủ quan trước những dấu hiệu bệnh sỏi thận! Hãy thăm khám ngay khi có các triệu chứng bệnh để điều trị bệnh sỏi thận kịp thời, phòng ngừa biến chứng phức tạp hơn.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc sỏi thận có chữa được không?
- Phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ