Thông tin cần biết về bệnh hở van tim 2 lá

Bệnh lý về tim mạch từ lâu đã là một vấn đề báo động ở các nước phát triển và ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển. Trong số này, bệnh hở van tim 2 lá chiếm khoảng 2% dân số, là bệnh không có triệu chứng, gây khó khăn trong chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh. Vậy hở van tim 2 lá là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Thông tin cần biết về bệnh hở van tim 2 lá Thông tin cần biết về bệnh hở van tim 2 lá

Cùng Vicare tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Bệnh hở van tim 2 lá là bệnh gì?

Máu trong quả tim của chúng ta chỉ chảy theo một chiều, điều này thực hiện được là nhờ hoạt động của các van tim. Van 2 lá là van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, chỉ cho máu đi theo chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Bệnh hở van tim 2 lá là tình trạng van tim đóng không kín trong thì tâm thu (giai đoạn tim co lại), làm cho một lượng máu “phụt trở lại” từ tâm thất trái ngược lên tâm nhĩ trái khi tim co bóp.

Tỷ lệ hở van tim 2 lá chiếm 5-24% trên tổng số các bệnh lý tim mạch.

Bệnh hở van tim 2 lá 1/4 (nhẹ): hở van 1/4, chưa có triệu chứng gì, còn được gọi là hở van sinh lí chưa cần can thiệp điều trị. Nếu người bệnh có thêm triệu chứng mệt mỏi, khó thở thì đó là hở van bệnh lí, phải dùng thuốc.

Bệnh hở van tim 2 lá 2/4 (trung bình) Ít khi chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên mức độ này là giai đoạn trung gian chuyển sang mức độ nặng, đặc biệt trường hợp có kèm theo hở van 3 lá, hở van động mạch chủ hoặc bệnh lí tăng huyết áp... cần phải tích cực điều trị.

Bệnh hở van tim 2 lá 3/4 (nặng) các triệu chứng biểu hiện rõ và gần như cũng xuất hiện một lúc khiến bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu thường xuyên. Ở giai đoạn này, bệnh nhân phải tiến hành thay van tim.

Bệnh hở van tim 2 lá 4/4 (rất nặng) nguy cơ tử vong cao do suy tim, loạn nhịp tim trầm trọng, phù phổi cấp nếu không được can thiệp kịp thời hoặc thay van tim.

Triệu chứng của bệnh hở van tim 2 lá

Hở van 2 lá mạn tính thường không biểu hiện triệu chứng gì trong nhiều năm. - Đợt tiến triển của bệnh hở van tim 2 lá thường xuất hiện khó thở khi gắng sức, nặng hơn sẽ xuất hiện khó thở khi nằm và cơn khó thở kịch phát về đêm. Lâu ngày sẽ xuất hiện triệu chứng suy tim trái, suy tim phải do tăng áp động mạch phổi.

  • Khó thở khi nghỉ, khi nằm (phù phổi) hoặc sốc (do giảm thể tích tống máu ở tim) là triệu chứng chính của hở van hai lá nặng, cấp tính và mới xuất hiện.
  • Bệnh nhân có thể mệt mỏi, hồi hộp, hay đánh trống ngực, ho về đêm.
  • Đau thắt ngực.
vicare.vn-benh-ho-van-tim-2-la-body-1

Nguyên nhân

  • Khi có tổn thương bất kì một bộ phận nào của tim như: vòng van, lá van, dây chằng, cột cơ, cơ tim đều có thể gây hở van hai lá.
  • Thấp tim vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây hở van hai lá.
  • Một số rối loạn cấu trúc van tim như: viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, sa van 2 lá, xơ cứng bì, thoái hóa van, vôi hóa van hai lá.
  • Tăng huyết áp.
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Biến chứng của bệnh hở van tim 2 lá

  • Viêm màng trong tim do vi khuẩn
  • Phù phổi cấp tính, bội nhiễm phổi, tăng áp động mạch phổi: đau ngực, khó thở, mất ngủ thậm chí có thể tử vong.
  • Rung nhĩ và các rối loạn nhịp tim cấp tính khác (tim đập rất nhanh và bất thường): ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất.
  • Biến chứng liên quan đến tắc mạch: mạch não, mạch chi tay chân, tắc mạch toàn thân.
  • Suy tim: trước tiên là suy tim trái sau đó suy tim toàn bộ, do máu ứ đọng tại tim, không đủ máu tống ra hệ tuần hoàn sau mỗi lần tim co bóp, do đó kích thích tim tăng co bóp, lâu ngày dẫn đến suy tim.
  • Chấn thương van hai lá: rách lá van, thủng lá van, đứt dây chằng van 2 lá.

Điều trị bệnh hở van tim 2 lá

vicare.vn-benh-ho-van-tim-2-la-body-2

Điều trị nội khoa: dùng thuốc làm giảm lượng máu phụt ngược lên nhĩ trái, giảm gánh nặng cho tim. Tuy vậy, đối với trường hợp hở van hai lá mức độ nặng thì điều trị ngoại khoa vẫn là phương pháp tốt nhất.

Điều trị ngoại khoa: chỉ định phẫu thuật hở van tim 2 lá dựa vào: mức độ hở van (định lượng bằng siêu âm tim hay chụp buồng tim), sự tiến triển của hở van 2 lá và mức độ biểu hiện triệu chứng suy tim.

Hở van 2 lá mức độ nặng (độ 3, 4) có kèm triệu chứng rõ thì cần phẫu thuật ngay.

Hở van 2 lá nặng (độ 3, 4) nhưng các triệu chứng nhẹ thì cần được theo dõi sát. Nếu đường kính tim trái ngày càng lớn (nhĩ trái, thất trái), xuất hiện loạn nhịp tim thì cần được điều trị ngoại khoa.

Các chỉ số theo dõi sau phẫu thuật là:

  • Còn hở van hai lá không, mức độ hở van hai lá sau phẫu thuật.
  • Theo dõi áp lực động mạch phổi, có hở van 3 lá và có tràn dịch màng ngoài tim hay không?
  • Độ chênh áp lực dòng máu qua van hai lá.
  • Biến chứng khi dùng thuốc chống đông máu.
  • Đánh giá tình trạng suy tim sau phẫu thuật thay van 2 lá.

Lời khuyên cho người mắc bệnh hở van tim 2 lá

Bệnh hở van tim 2 lá tuy khó có thể chữa khỏi tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc, gìn giữ van tim tốt thì bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh, tăng tuổi thọ:

  • Tuân thủ chế độ sử dụng thuốc của bác sĩ: thuốc hạ huyết, thuốc hạ lipid máu, thuốc chống đông máu, thuốc giảm nhịp tim...
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch như cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, không ăn mặn, ăn nhiều chất béo.
  • Nếu có điều kiện hãy tiến hành phẫu thuật sửa van hoặc thay van nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát bằng thuốc...

Xem thêm:

  • Cách điều trị bệnh hở van tim
  • Bị bệnh hẹp van tim nên mổ ở viện nào tại Hà Nội?